Mới đây, Philippines đã ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm xi măng xuất khẩu từ Việt Nam sang quốc gia này sau 2 năm điều tra.
Đầu năm 2021, ngành sản xuất xi măng tại Philippines đã nộp đơn khởi kiện các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam về hành vi bán phá giá mặt hàng xi măng tại quốc gia này, gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước.
Tháng 04 năm 2021, Bộ Thương Mại Và Công Nghiệp Philippines (DTI) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm xi măng có xuất xứ từ Việt Nam dựa trên đơn yêu cầu của các nhà sản xuất xi măng nội địa của quốc gia này.
Sau 2 năm điều tra, Philippines xác nhận rằng khối lượng xuất khẩu từ Việt Nam sang Philippines không gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa của quốc gia này. Cơ quan điều tra của Philippines cho biết rằng các nguyên nhân khách quan khác gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa của quốc gia này đến từ đại dịch Covid-19, nhu cầu thị trường nội địa suy giảm, tác động từ căng thẳng quốc tế,…
Qua đó, Philippines không tiếp tục gia hạn áp thuế tự vệ đối với các sản phẩm xi măng nhập khẩu vào thị trường Philippines bao gồm các sản phẩm xi măng nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo thông báo của Hiệp hội xi măng Việt Nam VNCA trước đây vào cuối năm 2022, cơ quan này cho biết rằng sẽ có 6 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam đến Philippines không bị áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm xi măng. Có khoảng 11 doanh nghiệp khác sẽ bị áp thuế. Mức thuế chống bán phá giá các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu dao động từ 4 – 28% giá xuất khẩu đối với xi măng OPC và từ 3 – 55% đối với xi măng hỗn hợp.
Tuy nhiên, thông báo đó không cho biết tên cụ thể các doanh nghiệp bị miễn thuế hoặc bị áp thuế.
Các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam xuất khẩu sang Philippines bị áp thuế chống bán phá giá
Sau khi có kết luận của Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI), Cục Hải quan Philippines đã thông báo danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam sang quốc gia này bị áp thuế và không bị áp thuế chống bán phá giá.
Theo đó, Philippines áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thời hạn 5 năm đối với hàng nhập khẩu xi măng portland thông thường loại 1 (AHTN 2017/2022 phân nhóm số 2523.29.90) và xi măng hỗn hợp loại 1P (AHTN 2017/ 2022 phân nhóm số 2523.90.00).
Lệnh áp thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực ngay từ khi ban hành.
Đáng chú ý, những doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xi măng vào Philippines không hợp tác với thiện chí trong quá trình điều tra đều chịu mức thuế cao (cao nhất so sánh với tất cả các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam có mức thuế xác định). Qua đó, quyết định này càng cho thấy tầm quan trọng của việc hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, cần thiết phải liên hệ với một công ty luật uy tín về chống bán phá giá để nhận được hỗ trợ pháp lý kịp thời.
Các nhà xuất khẩu được xác định là có biên độ bán phá giá tối thiểu và/hoặc âm, gồm: Xi măng Cẩm Phả, Chinfon và một số công ty thương mại xi măng.
Một số tên tuổi sản xuất xi măng nổi tiếng khác tại Việt Nam bị áp thuế chống bán phá tạm thời được liệt kê gồm: Xi măng Long Sơn, Hạ Long, Thăng Long, Vissai Ninh Bình, Vicem Tam Điệp, Vicem Hải Phòng,…
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN