Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu với nhiều quy định pháp lý đa dạng và phức tạp, tương ứng với từng vùng lãnh thổ và quy định chung quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam càng phải trang bị kỹ năng và biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương nhấn mạnh rằng việc hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội giao thương cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đó, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau trong thương mại quốc tế.
Khi xét đến các rủi ro trong thương mại quốc tế, nhiều doanh nghiệp thường chỉ nghĩ đến việc mất hàng hoặc mất tiền, điển hình như vụ hạt điều những năm trước. Tuy nhiên, thực tế là rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt có phạm vi rộng hơn trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Đầu tiên là các rủi ro từ biến động toàn cầu. Hiện nay, thế giới đang biến động nhanh chóng và phức tạp, với các xung đột thương mại và quân sự ảnh hưởng đến giao thương, cung cầu hàng hóa trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp.
Các yếu tố địa chính trị này có thể tạo nên rào cản cho hoạt động của doanh nghiệp, như việc không thể xuất khẩu sản phẩm đến đối tác nằm trong vùng ảnh hưởng của chiến sự, hoặc nhiều ngân hàng tại quốc gia đó bị trừng phạt kinh tế, không tiếp cận đến hệ thống thanh toán quốc tế,…
Thứ hai, là các rủi ro trong thanh toán và vận chuyển. Ví dụ điển hình là các vụ việc mất hàng hoặc tiền đã xảy ra khi xuất khẩu sang nước ngoài. Trong thương mại quốc tế, có nhiều hình thức thanh toán khác nhau, và có những kẽ hở mà doanh nghiệp khó lường trước được.
Trong vụ hạt điều, vì thiếu kinh nghiệm và tư vấn pháp lý kĩ càng nên các doanh nghiệp Việt Nam đã đối diện với nguy cơ mất trắng nhiều lô hạt điều xuất khẩu đến các cá nhân, tổ chức hiện vẫn chưa rõ danh tính.
Việc có được sự hỗ trợ từ các đơn vị tư vấn trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, phòng vệ thương mại quốc tế là đặc biệt quan trọng để tránh các nguy cơ hiện hữu.
Thứ ba, liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới. Vẫn còn một phần doanh nghiệp giao dịch không có hợp đồng ngoại thương hoặc chính ngạch, dẫn đến tranh chấp về giá cả, chất lượng, điều kiện giao hàng…
Thứ tư, rủi ro phát sinh khi doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc gia nhập khẩu, khiến hàng hoá không thể xuất đi hoặc bị trả lại.
Cuối cùng là rủi ro về phòng vệ thương mại.
Rủi ro pháp lý trong giao thương thương mại quốc tế đối với doanh nghiệp Việt Nam
Trong bốn rủi ro ban đầu, các doanh nghiệp sẽ đối diện với khó khăn trong việc xuất nhập khẩu, hạn chế trong giao dịch. Tuy nhiên, rủi ro cuối cùng thường xuất hiện khi các doanh nghiệp không gặp quá nhiều trở ngại trong hoạt động kinh doanh, mà thực chất là có hoạt động kinh doanh rất tốt, dẫn đến việc các doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên vào thị trường của một quốc gia.
Khi lượng sản phẩm xuất khẩu quá nhiều sẽ dẫn đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm đó tại thị trường nhập khẩu bão hòa. Cùng với các yếu tố như giá thành thấp, gây thiệt hại đến lợi ích của ngành sản xuất nội địa,… mà doanh nghiệp cùng với quốc gia xuất khẩu có thể chịu rủi ro điều tra phòng vệ thương mại.
Một số hình thức điều tra phòng vệ thương mại phổ biến là chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Để tránh khả năng này, các doanh nghiệp và quốc gia nên thiết lập một mức độ xuất khẩu nhất định, đồng thời liên hệ với các đơn vị tư vấn luật tại Việt Nam hoặc các đơn vị tư vấn luật tại ASEAN có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Khi hội nhập vào các thị trường toàn cầu với nhiều quy định pháp luật khác nhau, doanh nghiệp càng cần trang bị biện pháp phòng ngừa rủi ro, dù là rủi ro kinh tế hay rủi ro pháp lý.
***ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN