Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại New Zealand như thế nào để tiết kiệm chi phí và hiệu quả. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp bảo hộ thương hiệu tại New Zealand thành công.
New Zealand là một đảo quốc có chủ quyền tại khu vực phía tây nam của Thái Bình Dương. Trên phương diện địa lý, New Zealand bao gồm hai vùng lãnh thổ chính là đảo Bắc và đảo Nam, cùng khoảng hơn 600 đảo nhỏ. New Zealand có một kinh tế thị trường phát triển hiện đại và thịnh vượng. New Zealand phụ thuộc cao độ vào mậu dịch quốc tế, đặc biệt là nông sản. Trong những năm gần đây, “chảy máu chất xám” đã đưa đến New Zealand những cá nhân chuyên nghiệp có trình độ cao từ châu Âu và các quốc gia kém phát triển. Chính vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô công ty của mình sang New Zealand và một trong những điều quan trọng nhất doanh nghiệp cần phải làm trước khi bắt đầu kinh doanh tại New Zealand là thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại New Zealand.
Nhãn hiệu tại New Zealand
New Zealand có cơ chế bảo hộ nhãn hiệu rất phong phú. Bất kỳ dấu hiệu nào, bao gồm từ ngữ, tên gọi, từ viết tắt, chữ cái, số, hình vẽ, màu sắc và sự kết hợp của các màu sắc, hình ảnh ba chiều, dấu hiệu âm thanh, hoạt ảnh hoặc hình ảnh chuyển động, mùi hương, hay bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố trên (nếu đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ) đều có thể được Cơ quan SHTT New Zealand (IPONZ) cấp bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu.
Nguyên tắc đăng ký nhãn hiệu tại New Zealand
New Zealand là quốc gia tuân theo nguyên tắc sử dụng đầu tiên (First to use). Điều đó có nghĩa là quyền sở hữu công nghiệp được trao cho người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu, chứ không phải người đầu tiên nộp đơn đăng ký.
Qua đó, khi xem xét hai hay nhiều đơn đăng ký cho cùng một nhãn hiệu hoặc khi phát sinh tranh chấp trong việc quyết định ai là chủ sở hữu nhãn hiệu thì cơ quan đăng ký sẽ thẩm tra thời điểm sử dụng nhãn hiệu của các bên liên quan. Bên nào chứng minh được họ là người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên thì sẽ được cấp đăng ký bảo hộ thương hiệu đối với nhãn hiệu đó.
Các tài liệu cần thiết để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại New Zealand
Các tài liệu cần thiết để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở New Zealand bao gồm:
- Giấy ủy quyền: Không cần.
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại New Zealand (Bao gồm họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn).
- Mẫu nhãn hiệu nộp tại New Zealand.
- Danh mục hàng hóa/dịch vụ.
- Các tài liệu cần thiết khác.
Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần chuẩn bị các tài liệu một cách đầy đủ và chính xác nhất để quá trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại New Zealand diễn ra suôn sẻ và người đăng ký có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại New Zealand
Quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại New Zealand sẽ bao gồm 2 bước:
Tra cứu nhãn hiệu tại New Zealand (Tùy chọn)
Tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc. Tuy nhiên, tra cứu nhãn hiệu ở New Zealand sẽ giúp người nộp đơn biết tính khả dụng của nhãn hiệu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới ở New Zealand.
Quy trình tra cứu nhãn hiệu ở New Zealand sẽ mất khoảng 5-7 ngày để hoàn thành.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại New Zealand
Thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại New Zealand sẽ mất khoảng 12-13 tháng để hoàn thành kể từ ngày nộp đơn.
Khi Văn phòng nhãn hiệu đã công bố đơn đăng ký trên công báo, bất kì bên thứ 3 nào cũng có thể nộp đơn phản đối nhãn hiệu cho đến khi kết thúc thời hạn phản đối.
Khi kết thúc thời hạn phản đối, nếu không có ý kiến phản đối từ bên thứ ba, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn.
Những điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ của New Zealand
Việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở New Zealand chịu ảnh hưởng lớn của các hiệp ước quốc tế và hiệp định đa phương, chẳng hạn như: Công ước Berne; Hiệp định TRIPS; Công ước bản quyền toàn cầu (Universal Copyright Convention); Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (Patent Co-operation Treaty); Nghị định thư Madrid; Hệ thống Madrid;…
Tại Sao Lại Sử Dụng Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Tại New Zealand Của ASL LAW?
- Uy tín của Hãng luật đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã được khẳng định.
- ASL LAW được Legal500 xếp hạng là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam, đặc trưng bởi khả năng đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, thông qua mạng lưới liên kết rộng khắp. Legal500 2021 đã bình luận về công ty Luật ASL LAW như sau: “Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành đồng thời cũng là ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề thực thi Sở hữu trí tuệ. ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và xác lập quyền cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm New Zealand, Campuchia và Myanmar.”
- WTR: “Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.”
- Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN