Hàng năm, người lao động được khám sức khỏe tổng thể để xem có đủ điều kiện làm việc trong môi trường lao động hay là họ đã bị suy giảm khả năng lao động, không theo kịp điều kiện lao động và phải nghỉ sớm. Có nhiều loại hình khám sức khỏe nhưng nổi bật và quan trọng nhất là khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam vì việc này có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Vậy, quy định về việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam là gì?
Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định các đối tượng được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm:
- Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại dễ mắc bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, kể cả người học nghề, tập nghề, đã nghỉ hưu.
- Người lao động khác chuyển đổi sang ngành nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Đối với tần suất khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam, Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT đã quy định rõ tần suất khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động được quy định như sau:
- Tần suất khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động ít nhất một năm một lần đối với trường hợp bình thường và trường hợp đặc biệt thì ít nhất là 6 tháng một lần theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Đối với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân yêu cầu.
Như vậy, người lao động sẽ được khám bệnh nghề nghiệp ít nhất 1 lần/năm đối với mọi trường hợp.
Về chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, theo khoản 6 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ chi trả chi phí tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Các khoản chi phí này sẽ được hạch toán vào các khoản chi phí được trừ để giảm thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, người lao động sẽ được khám sức khỏe chuyên sâu để phát hiện kịp thời các bệnh nghề nghiệp mà không mất phí.
Xử phạt hành vi không tuân thủ việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ. Nếu không, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
Cụ thể, khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm đối với mỗi người lao động, nhưng không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động thuộc diện phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp mà không tổ chức khám cho người lao động thì người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/người nhưng không quá 75.000.000 đồng.
Trong khi đó, người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi người lao động nhưng không quá 150.000.000 đồng.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
|
|
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|