quy định về việc sử dụng người lao động khuyết tật tại Việt Nam, việc sử dụng người lao động khuyết tật tại Việt Nam, sử dụng người lao động khuyết tật tại Việt Nam, sử dụng người lao động khuyết tật, người lao động khuyết tật tại Việt Nam,

Quy định về việc sử dụng người lao động khuyết tật tại Việt Nam

Người khuyết tật luôn là nhóm người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Tuy nhiên, người khuyết tật cũng có thể có cha mẹ, vợ/chồng, con cái để chăm lo và do đó, họ vẫn phải đi lao động kiếm thu nhập để trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. Biết được rằng lao động khuyết tật sẽ chịu nhiều bất công cũng như khó khăn hơn so với người lao động bình thường, Chính phủ Việt Nam đã quy định nhiều chính sách và chế độ đãi ngộ đặc biệt theo hướng có lợi cho nhóm người lao động khuyết tật. Vậy, quy định về việc sử dụng người lao động khuyết tật tại Việt Nam là gì?

Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Lao động khuyết tật là người lao động có bộ phận của cơ thể (chân, tay, cột sống…) bị khuyết tật và/hoặc chức năng của cơ thể (nghe, nhìn…) bị tổn thương nên khả năng lao động của họ bị suy giảm.

Chính phủ Việt Nam nhận thức được khó khăn chung của người khuyết tật và tôn trọng những người khuyết tật thực hiện việc lao động công chính để trang trải chi phí sinh hoạt thường ngày.

Điều 158 Mục 4 Luật Lao động 2019 đã chỉ rõ về chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với lao động là người khuyết tật.

Cụ thể, Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của người lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp đối với người sử dụng lao động trong tạo việc làm và nhận người lao động là người khuyết tật vào làm việc theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Quy định về việc sử dụng người lao động khuyết tật làm việc tại doanh nghiệp

Khi sử dụng người lao động khuyết tật trong công việc, người sử dụng lao động phải đảm bảo được các quy định của chính phủ về lao động khuyết tật để người lao động khuyết tật được bảo hộ quyền lợi chính đáng của họ.

Không phân biệt đối xử giữa người lao động khuyết tật và lao động khác

Quy định quan trọng nhất khi tuyển dụng người lao động khuyết tật chính là về việc tuyệt đối không được phân biệt đối xử giữa lao động khuyết tật và người lao động bình thường.

Việc không phân biệt đối xử bao gồm cả 2 hướng: kì thị và thiên vị.

Theo đó, người sử dụng lao động tuyệt đối không được kì thị người lao động khuyết tật, chèn ép lao động khuyết tật qua việc không giao công việc theo đúng chức vụ, trả lương thấp hơn so với lao động cùng vị trí và cùng hiệu quả công việc,…

Ngược lại, người sử dụng lao động cũng không được thiên vị người lao động khuyết tật qua việc ưu tiên việc nhẹ, việc nặng, trả lương cao so với lao động cùng vị trí nhưng hiệu quả công việc lại không tương xứng được với mức độ mà lao động bình thường có,…

Về cơ bản, người lao động khuyết tật cần được đối xử bình đẳng ở mọi góc độ so với lao động bình thường và nhận được các lợi ích theo đúng hiệu suất công việc mà họ đạt được.

Tuyệt đối tránh tình trạng phân biệt đối xử theo hướng kì thị cũng như thiên vị để không tạo áp lực, cảm xúc tiêu cực, vi phạm quyền cho lao động khuyết tật cũng như các lao động bình thường khác làm việc tại doanh nghiệp.

Nếu có hành vi phân biệt đối xử giữa người lao động khuyết tật với những người lao động khác, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng theo điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Không bố trí người lao động khuyết tật đảm nhiệm vị trí công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Khoản 1 Điều 159 Bộ luật Lao động quy định rằng người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với người khuyết tật.

Theo đó, doanh nghiệp tuyển dụng người lao động khuyết tật cần đảm bảo rằng người lao động khuyết tật có thể thực hiện công việc phù hợp với tình trạng khuyết tật của họ.

Do tính chất khuyết tật của họ, người lao động khuyết tật sẽ khó có thể đảm nhiệm vị trí công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành như lao động bình thường.

Qua đó, người sử dụng lao động không thể ép người lao động khuyết tật đảm nhiệm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu xét thấy bản thân đủ năng lực để thực hiện các công việc trên, người lao động khuyết tật vẫn có thể cam kết đảm nhiệm các vị trí đó dựa trên sự tự nguyện của bản thân họ và dựa trên việc họ đã nhận được đầy đủ thông tin bao gồm rủi ro lao động ở vị trí công việc từ người sử dụng lao động (Khoản 2 Điều 160 Luật Lao động 2019).

Về danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2021 đã quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và được chia thành 42 lĩnh vực khác nhau.

So với quy định trước đây, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được bổ sung thêm số lượng đáng kể các nghề, công việc nhưng vẫn được chia theo từng lĩnh vực cụ thể và phân loại theo điều kiện lao động loại IV, V, VI.

Tuy nhiên, Thông tư mới chỉ quy định chung tất cả các nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc độc hại nguy hiểm mà không chỉ rõ công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì tương ứng với điều kiện lao động nào.

Theo đó, việc đáp ứng vị trí công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là rất rủi ro đối với người lao động bình thường và càng đặc biệt hơn đối với người lao động khuyết tật. Chính vì vậy mà người lao động khuyết tật cần đặc biệt cẩn trọng khi tìm hiểu về việc làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tổ chức khám sức khỏe định kì cho lao động khuyết tật

Người lao động khuyết tật, cũng như những người lao động bình thường, đều cần được tổ chức khám sức khỏe định kì để kiểm tra liệu họ có còn đủ khả năng để tiếp tục thực hiện công việc của họ hay không.

Việc này đã được quy định rõ ràng trong các bộ luật.

Theo khoản 1 Điều 159 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời còn phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là người khuyết tật.

Theo Điều 21 Luật An toàn, Vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động khuyết tật ít nhất 06 tháng/lần hằng năm (đối với người lao động bình thường thì người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 1 lần/năm trong năm).

Nếu không tổ chức khám sức khỏe định kì theo đúng quy định pháp luật, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng/người lao động khuyết tật. Số tiền phạt tối đa là 75 triệu đồng.

Thực hiện đúng chế độ nghỉ phép năm cho người lao động khuyết tật

Theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 113 Bộ Luật Lao động năm 2019, người lao động khuyết tật làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động sẽ được quyền nghỉ hưởng nguyên lương 14 ngày/năm.

Nếu người lao động khuyết tật làm việc không đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Theo Điều 114 Bộ Luật Lao động, nếu làm việc đủ 5 năm cho một người sử dụng lao động, người lao động khuyết tật, như người lao động bình thường, sẽ được cộng thêm một ngày nghỉ phép hàng năm.

Không được phép sử dụng người lao động khuyết tật làm thêm giờ khi họ không đồng ý yêu cầu

Khoản 1 Điều 160 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định rõ về việc nghiêm cấm sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động khuyết tật đồng ý.

Qua đó, nếu người lao động khuyết tật không đồng ý, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng theo điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể tự ý sắp xếp người lao động khuyết tật nhẹ suy giảm lao động dưới 51% làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm mà không bị phạt.

Chế độ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhận người lao động khuyết tật vào làm việc tại Việt Nam

Doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng người lao động khuyết tật sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ Việt Nam. Quy định này đã được ghi rõ tại Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.

Theo đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi bao gồm:

  • Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;
  • Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội;
  • Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật;
  • Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70% lao động là người khuyết tật.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tế Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu Quy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mới Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu Luật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công ty Đăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chế Dịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chế Đăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềm Thủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyền Đăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Đại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài Đăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyền Phí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệu Đăng ký thương hiệu như thế nào

     

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***    
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup   Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam   Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam   Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam   Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam   Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ   Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam   Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền   Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội   Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh   Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ   Tư vấn sở hữu trí tuệ

     

     

     

     

     

     

     

     

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat