Khi người lao động mắc virus Covid-19, họ sẽ được hưởng nhiều chế độ từ Chính phủ và Quỹ BHXH. Một trong những quyền lợi đó là quyền được hỗ trợ theo chế độ ốm đau, chế độ dưỡng sức sau ốm đau. Vậy, quy định về thủ tục hưởng BHXH cho người lao động nghỉ làm vì mắc Covid-19 tại Việt Nam là gì?
Người lao động tham gia BHXH bị nhiễm COVID-19 nếu phải nghỉ việc có thời hạn và được cơ sở y tế xác nhận nghỉ việc thì được hưởng chế độ ốm đau, chế độ dưỡng sức sau ốm đau nếu đảm bảo đầy đủ các thủ tục, hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Quỹ bảo hiểm xã hội được thành lập để giúp đỡ công dân, đặc biệt là vào thời điểm khủng hoảng như làn sóng dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra. Theo đó, công dân đã đóng BHXH hàng tháng sẽ được chính quyền hỗ trợ cho 2 chế độ này nếu đủ điều kiện được hỗ trợ và nộp đủ hồ sơ.
Chế độ ốm đau
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện để được hỗ trợ chế độ ốm đau là:
- Người lao động phải nghỉ việc do ốm đau, tai nạn không phải là tai nạn lao động có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Chế độ ốm đau không chi trả cho người lao động nghỉ việc do ốm đau, tai nạn do tự té, say rượu, sử dụng chất ma tuý, tiền chất gây nghiện thuộc danh mục Chính phủ quy định.
- Người lao động phải nghỉ việc chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Do bệnh Covid-19 hoành hành được gần 2 năm nên Chính phủ đã bổ sung bệnh Covid-19 là một trong những bệnh mà người lao động có thể nhận được hỗ trợ theo chế độ này.
Về hồ sơ hưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các giấy tờ khác làm căn cứ hưởng bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ hưởng bao gồm các giấy tờ sau:
- Đối với người lao động đang điều trị nội trú phải có giấy ra viện.
- Đối với người lao động đang điều trị ngoại trú cần có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc giấy ra viện do bác sỹ có chuyên môn chỉ định để được nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Theo BHXH Việt Nam, về thời gian hưởng, Bộ Y tế quy định mỗi lần khám bệnh, người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày.
Trường hợp người lao động cần nghỉ việc trên 30 ngày thì phải khám lại để người có thẩm quyền xem xét và đưa quyết định.
Theo quy định của pháp luật, trong thời gian nghỉ theo chế độ ốm đau, người lao động được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước liền kề.
Để được hưởng chế độ ốm đau sau khi khỏi bệnh, người lao động cần nộp lại cho người sử dụng lao động bản sao giấy ra viện (đối với trường hợp điều trị nội trú); giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan BHXH.
Cơ quan BHXH sẽ giải quyết thủ tục để người lao động nhận trợ cấp trong thời hạn 6 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Người lao động có thể nhận tiền hỗ trợ thông qua tài khoản cá nhân của họ hoặc thông qua người sử dụng lao động.
Chế độ dưỡng sức sau ốm đau
Sau khi người lao động điều trị khỏi bệnh Covid-19, nếu vẫn không khỏe và không thể làm việc bình thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày trở về làm việc thì có thể xin nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo chế độ dưỡng sức sau ốm đau.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng không quá 10 ngày đối với người lao động sau khi hưởng chế độ ốm đau mà vẫn chưa phục hồi sức khỏe do mắc bệnh cần điều trị lâu dài.
Mức hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tương đương với 447.000 đồng/ngày theo chế độ lương cơ sở hiện hành năm 2022.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
|
|
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Tư vấn sở hữu trí tuệ |