Quy định về bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam

Quy định về bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam

Do đại dịch Covid-19 hoành hành ở Việt Nam, nhiều người lao động đang đặc biệt quan tâm đến vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp vì họ đã phải nghỉ việc, hoặc tạm thời nghỉ việc và lo sợ rằng người sử dụng lao động sẽ không nhận lại họ sau khi đại dịch kết thúc,… Chính vì vậy, họ lo ngại rằng trong trường hợp họ bị sa thải hoặc mất việc, thì bảo hiểm thất nghiệp có hỗ trợ họ không? Và nếu có thì bảo hiểm thất nghiệp sẽ hỗ trợ bao nhiêu, dựa trên tiêu chí nào?

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm. Khoản bồi thường này sẽ hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng góp vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Coffee Shop, Barista, Cafe, Worker, Coffee, Man
Quy định về bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

Người lao động:

  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
  • Hợp đồng lao động hoặc các hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
  • Hợp đồng làm việc theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng

Người sử dụng lao động:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác;
  • Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

Lưu ý:

Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động cần đóng bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu năm để được hưởng trợ cấp?

Theo Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
  • Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng vẫn chưa tìm được việc làm.

Qua đó, người lao động đóng đủ 12 tháng trong 24 tháng làm việc trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sẽ được xét hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thôi việc.

Lưu ý:

Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp dù đóng bảo hiểm liên tục hay không liên tục đều được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm thất nghiệp.

Cách tính trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ được trả hàng tháng cho người lao động. Mức trợ cấp hàng tháng được tính theo công thức sau:

Mức trợ cấp/tháng = 60% x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng người lao động đã đóng bảo hiểm. Trong đó:

  • Đóng đủ 12 – 36 tháng: Được tính hưởng 03 tháng trợ cấp.
  • Sau đó: Cứ đóng thêm 12 tháng thì người lao động được trợ cấp thêm 01 tháng.
  • Thời gian hưởng tối đa = 12 tháng.

– Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa mà người lao động được hưởng:

  • Không quá 05 lần mức lương cơ sở.
  • Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat