quy định pháp luật về trần nợ công tại Việt Nam, quy định pháp luật về trần nợ công tại Hoa Kỳ, trần nợ công tại Việt Nam, nợ công tại Việt Nam,

Quy định pháp luật về trần nợ công tại Việt Nam – Bài toán khó giải của Hoa Kỳ

Những tuần qua, cộng đồng tài chính thế giới đã bày tỏ sự quan ngại lớn trước thông tin Hoa Kỳ có khả năng tiến đến tình trạng vỡ nợ vì đạt mức trần nợ công. Vậy, thực hư của vụ việc này là gì? Đối chiếu với luật pháp của Việt Nam thì quy định về trần nợ công của Việt Nam là gì?

Trần nợ công là khái niệm chỉ về một khoản tiền tối đa mà chính phủ một quốc gia có thể vay để tài trợ cho các hoạt động của chính phủ, như trả lương cho người lao động làm công chức, làm việc cho Nhà nước, đầu tư công vào việc phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia, trả lãi cho các khoản trái phiếu chính phủ mà Chính phủ đã phát hành…

Khi đạt đến mức trần nợ công, không thể vay được nữa, quốc gia đó có nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ do không có khoản tiền để chi trả các nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng này rất hiếm xảy ra, hầu hết chỉ áp dụng đối với Hoa Kỳ song trong 300 năm kể từ khi thành lập, Hoa Kỳ vẫn chưa một lần nào rơi vào tình trạng vỡ nợ do đạt mức trần nợ công.

Trên thực tế, điều mà các doanh nghiệp, tổ chức toàn cầu lo ngại chỉ là một kịch bản xấu nhất chưa bao giờ xảy ra, dù rằng việc chính phủ Hoa Kỳ tạm thời ngừng hoạt động do đạt trần nợ công đã xảy ra vài lần, tạo nên hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển ổn định của Hoa Kỳ.

Vậy, quy định về trần nợ công của Hoa Kỳ và Việt Nam là gì? Liệu có điểm nào chung giữa hai quốc gia hay không?

Quy định về trần nợ công của Việt Nam

Khoản 1, 2 và 3 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định nợ công bao gồm:

– Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.

– Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.

– Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.

Về bản chất, nợ công là một khái niệm luôn luôn tồn tại nếu Chính phủ của một quốc gia mong muốn phát triển cấp tốc, có nhiều nguồn tiền hơn để phát triển trong một thời gian ngắn. Để hiểu rõ hơn về khái niệm nợ công tại Việt Nam và các quốc gia khác, ta có thể hình dung 2 yếu tố cơ bản xoay quanh ngân sách của một quốc gia là Thu ngân sách và Chi ngân sách.

Khoản 1 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định các khoản thu ngân sách Nhà nước bao gồm:

a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;

d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Khoản 2 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định các khoản chi ngân sách Nhà nước bao gồm:

a) Chi đầu tư phát triển;

b) Chi dự trữ quốc gia;

c) Chi thường xuyên;

d) Chi trả nợ lãi;

đ) Chi viện trợ;

e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trong một năm tài chính, nếu khoản thu ngân sách ít hơn khoản chi ngân sách, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách thì Chính phủ sẽ không có đủ nguồn tiền để chi trả cho các kế hoạch và hoạt động của mình, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Qua đó, để bù đắp cho sự thiếu hụt, thâm hụt ngân sạch đó, Chính phủ sẽ phải vay từ nhiều nguồn khác nhau, thông thường qua hình thức trái phiếu chính phủ. Khoản vay đó gọi là nợ công.  

Về tỉ lệ nợ công, theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2022, Việt Nam ghi nhận tỉ lệ nợ công so với GDP trong năm khoảng 40.2%. Với GDP khoảng 400 tỷ USD năm 2022, tỉ lệ nợ công năm đó khoảng 160 tỷ USD.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ công trên GDP đều được duy trì trên dưới 40%, là mức giảm đáng kể so với thời điểm năm 2016 là 47.6% và năm 2011 khoảng 65%.

Con số 65% cũng là mức trần nợ công của Việt Nam quy định bởi Quốc hội. Ngoài ra, Quốc hội cũng quy định một số mức trần đáng chú ý khác là trần nợ Chính phủ là 54% GDP và thâm hụt ngân sách nhà nước là 3,9% GDP.

Giảm từ con số 65% năm 2011 xuống còn 40.2% năm 2022 là minh chứng rõ ràng về sự hiệu quả của các chính sách của Việt Nam. Con số 40.2% chứng tỏ Việt Nam còn dư địa khoảng 25% GDP mới đạt đến mức trần, thể hiện khoảng dư địa tốt để Việt Nam có thể ứng phó với các biến động kinh tế có thể dẫn đến việc cần vay gấp để trang trải các khoản chi ngân sách, như đại dịch Covid-19 dẫn đến khoản chi hỗ trợ đời sống người dân tăng mạnh.

Ngoài ra, trong tương lai trung hạn, Việt Nam cũng dự kiến sẽ đạt được tỉ lệ nợ công tốt hơn nữa. Theo báo cáo của IMF, đến năm 2028, tỉ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam dự kiến có thể giảm xuống mức 31,3%/GDP, thấp nhất khu vực ASEAN, góp phần giúp Việt Nam gia tăng mức xếp hạng tín nhiệm theo chỉ tiêu của nhiều tổ chức quốc tế.

Thực trạng trần nợ công của Hoa Kỳ

Khác với quy định trần nợ công của Việt Nam tính theo tỉ lệ nợ công so với GDP mỗi năm, thể hiện ở con số % thì Hoa Kỳ có mức trần nợ công được quy định thành một con số thực tế. Hiện, trần nợ công của Hoa Kỳ là 31.400 tỷ USD, tương đương 117% GDP Mỹ. Con số này là minh chứng rõ nhất việc Hoa Kỳ không có mức trần nợ công nào tính theo tỉ lệ %GDP. Dự kiến, ngày mùng 5 tháng 6 năm 2023 (Đẩy lùi so với ngày mùng 1 tháng 6 theo dự báo mới của Bộ Tài chính Hoa Kỳ) là thời điểm Hoa Kỳ chạm trần nợ công hiện tại.

Nếu không được nới trần nợ công, chính phủ Hoa Kỳ sẽ tạm thời ngừng hoạt động và nếu tình trạng này tiếp diễn quá lâu, không bên nào chịu nhượng bộ thì Hoa Kỳ sẽ phải tuyên bố vỡ nợ, chính phủ ngừng hoạt động hoàn toàn, xếp hạng tín nhiệm của Hoa Kỳ sẽ hạ xuống, ảnh hưởng đến vị thế của quốc gia này trên khán đài thế giới.

Theo St. Louis Fed, hiện tốc độ tăng trưởng nợ công của Hoa Kỳ so với sự tăng trưởng của GDP năm 2022 ở khoảng 120%, giảm 20% so với đỉnh gần 140% năm 2019 do đại dịch Covid-19 song vẫn là mức tăng đáng báo động khi xét trong kì hạn từ đầu thiên niên kỷ 2000s, khi mà tỉ lệ này vẫn chỉ ở mức xấp xỉ 50-60%.

Tại thành phố Manhattan, Hoa Kỳ, có một đồng hồ nợ công đã chỉ rằng nợ công của Hoa Kỳ đã chính thức vượt mốc 31.000 tỷ USD. Đây là bước tăng đột biến kể từ khi chiếc đồng hồ này chạy năm 1989 với chỉ 3.000 tỷ USD nợ công, tức tăng trưởng 10 lần hay 1000% sau 34 năm.

Ngoài ra, dưới chỉ số nợ công quốc gia thì đồng hồ cũng có một chỉ số đáng chú ý khác: Your family share.

Tức nếu chia khoản nợ công này cho từng hộ gia đình đăng ký tại Hoa Kỳ thì trung bình mỗi hộ gia đình sẽ phải gánh chịu một con số nợ khổng lồ, hiện tại đang ở mức khoảng 248.000 USD hay khoảng 94.000 nợ mỗi cá nhân.

Hiện, thông tin mới nhất từ Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy cho biết rằng ông đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden về các điều khoản nới trần nợ công, qua đó tránh được tình huống tệ nhất là Hoa Kỳ vỡ nợ.

Ông McCarthy cho biết rằng trong cuộc điện đàm dài 90 phút, hai bên đã nhất trí được nội dung sơ bộ về việc nới trần nợ trong hai năm và hạn chế chi tiêu trong thời gian đó, thu hồi quỹ Covid chưa sử dụng, tăng tốc cấp phép một số dự án năng lượng và tăng thêm điều kiện với các chương trình dành cho người nghèo.

Phía ông Joe Biden cũng cho biết rằng đội ngũ pháp lý của ông đã soạn thảo xong văn kiện và chuyển đến lưỡng viện, kêu gọi 2 viện đồng lòng ký văn kiện ngay lập tức để nới trần nợ, đảm bảo sự vận hành của Chính phủ, nền kinh tế khi đồng hồ nợ công ngày càng điểm đến gần (Ngày 5 tháng 6 năm 2023), ngăn chặn một vụ vỡ nợ thảm khốc, nguy cơ dẫn đến suy thoái kinh tế và hàng triệu việc làm bị mất.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về dịch vụ tư vấn pháp lý về tài chính và ngân hàng tại Việt Nam:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat