Khi người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên, họ sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Tuy nhiên, dù đóng hàng tháng nhưng phần lớn người lao động Việt Nam vẫn còn không hoàn toàn nắm chắc khoản tiền đóng đó được phân bổ như thế nào, trích % bao nhiêu vào từng quỹ, có bao nhiêu quỹ,…
Theo quy định hiện hành, trong năm 2023, khi các chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp về mức đóng bảo hiểm xã hội do Covid-19 hết hiệu lực, người lao động và người sử dụng lao động Việt Nam sẽ phải đóng mức bảo hiểm xã hội như sau vào các quỹ:
- Mức đóng vào quỹ BHXH là 25.5% trong đó: NLĐ đóng 8%, NSDLĐ đóng 17.5%
- Mức đóng vào quỹ BHYT là 4,5% trong đó: NLĐ đóng 1,5%, NSDLĐ đóng 3%
- Mức đóng vào quỹ BHTN là 2% trong đó: NLĐ đóng 1%, NSDLĐ đóng 1%
Tổng mức đóng cho tất cả các quỹ sẽ là 32%.
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
Bản chất phân phối các khoản tiền bảo hiểm xã hội Việt Nam
Khi đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng, người lao động chỉ có một khái niệm là quỹ bảo hiểm xã hội chung chứ không bao gồm 3 quỹ bảo hiểm bên trên.
Thực tế, sự nhầm lẫn này đến từ việc quỹ bảo hiểm xã hội quan trọng nhất thường được đánh đồng là bao gồm cả ba loại bảo hiểm xã hội khác nhau trên.
Về cơ bản, có thể chia khoản tiền bảo hiểm xã hội đóng hàng tháng thành 3 loại đóng vào: Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ bảo hiểm y tế.
Trong đó, quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm 3 loại chế độ bảo hiểm xã hội là: Hưu trí, Ốm đau – Thai sản, Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp.
Khi người lao động yêu cầu hưởng quyền lợi liên quan đến 3 chế độ trên thì Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ có trách nhiệm chi trả cho họ. Nguồn tiền dùng để chi cho người lao động sẽ lấy từ quỹ bảo hiểm xã hội. Ví dụ, người lao động đạt điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả hàng tháng.
Tương tự, nếu người lao động nữ yêu cầu hưởng chế độ thai sản là quyền lợi 6 tháng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì họ sẽ nhận được tiền chế độ từ quỹ bảo hiểm xã hội.
2 quỹ còn lại là bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế là hoàn toàn riêng biệt với quỹ bảo hiểm xã hội (gồm 3 chế độ trên). Nếu người lao động yêu cầu hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì sẽ do quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả (Cần lưu ý là chế độ trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc trước năm 2009 sẽ không do quỹ này chi trả mà do doanh nghiệp sử dụng lao động tại thời điểm đó chi trả).
Các khoản bảo hiểm y tế sẽ do quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Khi người lao động đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế thuộc hệ thống bảo hiểm y tế cho các căn bệnh, loại bệnh, hình thức khám bệnh được hỗ trợ, khoản tiền đó sẽ tạm thời được cơ sở khám chữa bệnh ứng cho công dân có bảo hiểm y tế. Cuối năm, cơ sở sẽ gửi báo cáo lên quỹ bảo hiểm y tế và quỹ sẽ có trách nhiệm chi trả khoản tiền này (Tuy nhiên, khó có cơ sở nào có đủ khả năng tài chính để ứng trước tiền xuyên suốt 1 năm nên tổ chức bảo hiểm y tế sẽ phải tạm ứng kinh phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế 80% số tiền dự kiến chi trả trong năm).
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN