Những vấn đề về quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại
Hoàn thiện khung pháp lý
Nhượng quyền thương mại tại Việt nam đang ngày càng mở rộng trên nhiều quốc gia, chính vì thế, khung pháp lý về nhượng quyền ngày càng được hoàn thiện hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế với các nước ngày càng sôi nổi, hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại dang được củng cố vững chắc giúp có thể đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia. Trên thực tế, các quy định pháp luật ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động.
Tuy nhiên, việc mở rộng hệ thống pháp luật không đồng nghĩa với việc thả lỏng quản lý theo những lý do sau:
- Năng lực quản lý, giám sát, kiểm tra tại một số cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế. Những thiếu sót trong việc phản ánh sự thật mới chỉ dừng lại ở hành động nhắc nhở, chưa có các biện pháp cụ thể.
- Năng lực hoạt động, vận hành của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự ổn định, nhiều trường hợp chưa tận dụng được hết lợi ích khi ký kết hợp đồng nhượng quyền với đối tác nước ngoài. Điều này sẽ dẫn theo nhiều phát sinh.
- Nhượng quyền thương mại là hoạt động đặc biệt, liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng như: Sở hữu trí tuệ, chuyển giao bí quyết kinh doanh, truyền bá văn hóa truyền thống của quốc gia,…cần được quản lý và định hướng phù hợp. Chính vì vậy, khung pháp lý cần được nghiên cứu và hoàn thiện để đưa ra những định hướng hiệu quả, mở đường phát triển của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam.
Vấn đề từ phía cơ quan Nhà nước
- Khung pháp lý hiện nay vẫn chưa quy định đầy đủ các vấn đề về hoạt động nhượng quyền thương mại, như: các quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động nhượng quyền còn chưa cụ thể, những hình phạt mang tính biểu trưng, chưa phù hợp với tính chất và quy mô của nhượng quyền thương mại trên thực tế. Hoạt động nhượng quyền thương mại quy định trong Luật Thương mại 2005 về cơ bản đã phù hợp với hệ thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, các quy định vẫn chưa cụ thể, chưa thể hiện được hết bản chất.
- Việc quản lý chưa đầy đủ với những hình thức khác nhau của hoạt động nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền từ khu chế xuất, khu phi thuế và khu vực hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại cần được thể hiện dưới sự quản lý riêng. Hiện các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến nhượng quyền thương mại không có quy định cụ thể và rõ rang về vấn đề này.
- Hoạt động quản lý Nhà nước tại Bộ Công Thương, Sở Công Thương địa phương gặp nhiều khó khăn. Theo quy định, nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài và nhượng quyền trong nước phải thực hiện chế độ báo cáo. Tuy nhiên có rất ít thương nhân thực hiện chế độ báo cáo, hiện cũng chưa có chế tài đối với các đơn vị không nộp báo cáo. Bên cạnh đó, có rất ít cuộc điều tra, khảo sát được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước, làm cơ sở cung cấp thông tin cho công tác quản lý, giám sát ở trung ương và địa phương;
- Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhượng quyền thương mại chưa được tiến hành liên tục. Các tỉnh, thành phố cũng chưa có cơ chế, chính sách, định hướng cụ thể để khuyến khích nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài và nhượng quyền trong nước phát triển.
Các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền và nhận quyền
Theo quy định tại Nghị định số 120/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 12 năm 2011 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định tại Luật Thương mại, nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài và nhượng quyền trong nước đã bỏ yêu cầu đăng ký và chỉ thực hiện chế độ báo cáo cho Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, còn nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam vẫn phải đăng ký. Đây có thể coi là sự phân biệt đối xử với các nhà nhượng quyền nước ngoài.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam:
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN