Thông thường, người lao động và người sử dụng lao động xác lập mối quan hệ việc làm thông qua hợp đồng lao động viết bằng văn bản và có chữ kí xác thực của cả 2 bên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, một hợp đồng miệng cũng sẽ có giá trị pháp lý tương tự như một hợp đồng lao động bằng văn bản. Vậy, những trường hợp được giao kết hợp đồng miệng tại Việt Nam là gì?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Khoản 1 Điều 13 Luật Lao động 2019)
Khoản 1 Điều 20 Luật Lao động 2019 đã quy định chi tiết về các loại hợp đồng lao động tại Việt Nam. Theo đó, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng lao động miệng
Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rõ ràng về hình thức hợp đồng lao động. Theo đó:
– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2 bản, người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Lao động.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
– Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18, Điểm a Khoản 1 Điều 145 và Khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, đối với công việc giữa người lao động và người sử dụng lao động có thời hạn dưới 1 tháng thì hai bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói mà không nhất thiết phải bằng văn bản. Tuy nhiên, đối với các trường hợp sau thì dù là hợp đồng lao động dưới 1 tháng vẫn cần phải có hợp đồng lao động bằng văn bản chính thức:
– Giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (Khoản 2 Điều 18).
– Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi (Điểm a Khoản 1 Điều 145).
– Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình (Khoản 1 Điều 162).
Quy định về trường hợp giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói như trên là điểm mới đáng chú ý của Bộ Luật Lao động 2019, phát triển theo hướng có lợi cho người lao động bởi lẽ Bộ Luật Lao động 2012 quy định: Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói (khoản 2 Điều 16 Bộ luật lao động).
Theo đó, với thời hạn tối đa là 1 tháng thì quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo hơn, tránh trường hợp người sử dụng lao động cố tình kéo dài thời hạn thực tập, thử việc nhằm trả lương thấp hơn cho người lao động, trốn đóng bảo hiểm xã hiểm,…
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
|
|
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Tư vấn sở hữu trí tuệ |