Trong bối cảnh môi trường kinh doanh toàn cầu ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt, việc lựa chọn địa điểm hoạt động kinh doanh trở nên vô cùng quan trọng. Singapore, với vị thế chiến lược tại trung tâm kinh tế châu Á, đã thu hút sự chú ý của nhiều công ty trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để thành công trong việc vận hành hoạt động kinh doanh tại đất nước này, các công ty cần chú ý đến các yếu tố quan trọng như trách nhiệm thuế và tài sản vô hình.
Bài viết sau sẽ chỉ ra một số lưu ý xung quanh các lĩnh vực trên mà các công ty đã hoặc đang có mong muốn chuyển dịch hoạt động đến Singapore cần chú ý, dựa trên các thông tin trình bày bởi EuroCham tại hội thảo “Vận hành công ty tại Singapore”.
Lưu ý về thuế quan khi vận hành công ty tại Singapore
Khi thành lập công ty tại Singapore, công ty có thể nhận được một số ưu đãi về thuế quan. Theo quy định của pháp luật Singapore về thuế, công ty Startup khởi nghiệp tại Singapore có thể được miễn thuế khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải được thành lập tại Singapore.
- Phải là cư dân đóng thuế của Singapore.
- Không được có nhiều hơn 20 cổ đông là cá nhân.
- Ít nhất 1 cổ đông giữ 10% cổ phần nếu có cổ đông là công ty.
- Không được là công ty sở hữu bất động sản hoặc các khoản đầu tư.
Ngoài ra, trong vòng 3 năm kể từ khi thành lập, các công ty Startup sẽ được tham gia chương trình “Tax Considerations” với các ưu đãi thuế sau:
- 100.000 USD đầu tiên kiếm được thuộc thu nhập chịu thuế chỉ chịu thuế suất 4.25%
- 100.000 USD tiếp theo sẽ chịu thuế suất 8.5%
- Bất cứ khoản thu nhập chịu thuế trên 200.000 USD sẽ chịu thuế suất 17%
Nếu không đủ điều kiện được miễn thuế hoặc giảm thuế trong 3 năm đầu thành lập, các công ty đó cũng có thể nhận được ưu đãi miễn thuế một phần, với các chính sách:
- 10.000 USD đầu tiên kiếm được thuộc thu nhập chịu thuế chỉ chịu thuế suất 4.25%
- Từ 10.000 đến 190.000 USD thu nhập chịu thuế sẽ chịu thuế suất 8.5%
- Thu nhập chịu thuế trên 200.000 USD sẽ chịu thuế suất 17%
Trong trường hợp các công ty thành lập tại Singapore không tuân thủ các nghĩa vụ thuế, như việc thực hiện nộp báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn đặt ra bởi ACRA, IRAS thì họ sẽ chịu trừng phạt.Top of Form
Lưu ý về tài sản vô hình khi vận hành công ty tại Singapore
Năm 1975, tài sản vật chất chiếm hơn 80% giá trị của một công ty, tài sản vô hình chỉ chiếm khoảng 20% giá trị. Tuy nhiên, đến năm 2015, theo cuộc khảo sát của Ocean Tomo năm 2015, tài sản vô hình đã chiếm hơn 80% giá trị của một công ty.
Từ năm 2016, giới doanh nghiệp đã chứng kiến một loạt các chủ đề công nghệ mới được hội nhập sâu rộng vào thị trường, gồm: phân tán, tích hợp trí tuệ nhân tạo, Blockchain, Cloud và Dữ liệu vào sản phẩm và dịch vụ.
Đến năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, tài sản vô hình vẫn chiếm hơn 90% giá trị thị trường của chỉ số S&P500 theo nghiên cứu về Giá trị Thị trường Tài sản Vô hình của Ocean Tomo.
Tuy rằng cơ cấu tài sản vô hình đã tăng lên, nhưng nhận thức của doanh nghiệp về tài sản vô hình vẫn còn hạn chế. Điển hình, nhiều doanh nghiệp vẫn có một nhận thức không đầy đủ rằng tài sản vô hình chỉ là tài sản trí tuệ.
Trên thực tế, theo báo cáo của EuroCham, tài sản vô hình bao gồm 3 loại gồm tài sản trí tuệ, phương thức vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp, cùng công nghệ.
Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu giá trị của một công ty, nhưng sự phức tạp của tài sản vô hình đã khiến cho nhiều công ty không thể vận hành tốt, rõ ràng thông qua việc nắm được cơ cấu tài sản của họ. Đây chính là lí do tại sao các công ty hoạt động tại Singapore cần thực hiện kiểm toán về tài sản vô hình của mình.
Tại sao công ty tại Singapore cần kiểm toán tài sản vô hình (IA)?
Báo cáo tài chính không bao gồm chi tiết về các tài sản vô hình của một tổ chức. Do đó, các tài sản vô hình không được quản lý một cách có ý nghĩa vì chúng không được hiểu rõ.
Hầu hết các doanh nghiệp không thể tự trả lời câu hỏi Tài sản vô hình của tôi là gì? Tại sao tôi có chúng? Tôi sử dụng chúng để làm gì? Tôi đang quản lý chúng như thế nào? Tôi có thể sử dụng hoặc triển khai chúng tốt hơn như thế nào?
Một báo cáo kiểm toán IA là một đánh giá hệ thống để giúp các công ty xác định các tài sản vô hình của tổ chức, hiểu cách sử dụng chúng và quản lý các tài sản vô hình và rủi ro liên quan.
Tài sản vô hình là các động lực thúc đẩy sự phát triển và không chỉ là các quyền sở hữu trí tuệ. Hiểu các tài sản vô hình và phát triển một chiến lược tài sản vô hình là yếu tố thiết yếu đối với các công ty mới khởi nghiệp tại Singapore hoặc muốn phát triển sâu hơn trên thị trường đầy tính cạnh tranh này.
Trong đó, một trong những bước quan trọng nhất mà công ty cần xem xét là việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế, đăng ký sáng chế hoặc các loại tài sản trí tuệ khác có liên quan để đảm bảo phát huy giá trị tối đa của tài sản trí tuệ cũng như thiết lập được một sự bảo hộ về mặt pháp lý.
Tại Singapore, Chính phủ quốc gia này hiện cũng đang có các chương trình giúp tăng tốc quá trình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm trên lãnh thổ Singapore hoặc tại các quốc gia mà Singapore có chương trình hợp tác chiến lược về bảo hộ tài sản trí tuệ, như chương trình sáng chế Global Patent Prosecution Highway (Kết nối với Brazil, Trung Quốc, Mexico, Ả Rập, Saudi,…), nếu đủ điều kiện.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. ASL LAW đã có nhiều năm tư vấn cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Singapore, nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn về Luật Thuế và Luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN