Khi mua bán chuyển nhượng nhà đất tại Việt Nam, bên mua và bên bán thường thỏa thuận với nhau để ghi giá chuyển nhượng thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế để giảm số tiền đóng thuế và các loại phí, lệ phí khác. Tuy nhiên, việc khai gian giá mua bán nhà đất này là hành vi vi phạm pháp luật, dẫn đến hậu quả nặng nề cho nhà nước và xã hội. Chính vì vậy, ta cần phải ngăn chặn ngay lập tức vấn nạn khai gian giá mua bán nhà đất tại Việt Nam.
Tình trạng khai gian giá mua bán nhà đất được diễn ra liên tục trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Theo thông tin từ nhiều công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng, hiện nay trên Việt Nam, có đến hơn 90% hợp đồng mua bán nhà đất là bị khai gian giá mua bán nhằm giảm thiểu thuế phải nộp.
Khi khai gian giá, thông thường bên bán và bên mua sẽ soạn 2 bản hợp đồng. Một bản hợp đồng với giá thực tế được thực hiện với nhau sẽ được 2 bên giữ. Tuy nhiên, bản hợp đồng còn lại được mang đi công chứng sẽ được ghi giá ảo với giá chuyển nhượng thấp hơn rất nhiều giá thực tế, thông thường chỉ bằng hoặc tương đương với giá đất do Nhà nước ban hành.
Như vậy, bên bán sẽ phải nộp thuế TNCN ít và bên mua cũng sẽ phải nộp lệ phí trước bạ ít đi. Đôi bên đều có lợi. Tuy nhiên, có thật là như vậy?
Rủi ro khi khai gian giá mua bán nhà đất tại Việt Nam
Trước hết cần phải khẳng định rằng việc hai bên thỏa thuận khai gian giá mua bán nhà đất thấp hơn giá thực tế để trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật.
Khi khai gian giá nhà đất nhằm trốn thuế, cả bên bán và bên mua đều được cái lợi trước mắt nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong lâu dài.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính thì đối với những trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng với tổng số tiền trốn thuế quá cao thì có thể bị đi tù lên đến 7 năm.
Riêng bên mua, họ có thể phải chịu rủi ro khi giao dịch khai gian giá đất bị phát hiện và hợp đồng mua bán bị xác định là vô hiệu. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Qua đó, theo luật pháp, nếu hợp đồng bị xác định là vô hiệu thì bên bán có thể sẽ chỉ trả lại số tiền thấp ghi trong thỏa thuận khai gian. Lúc này, bên mua sẽ có thể phải hứng chịu thiệt hại số tiền chênh lệch giữa hợp đồng thật và hợp đồng khai gian.
Tóm lại, việc khai gian giá mua bán nhà đất trong hợp đồng mua bán nhà đất thấp hơn giá thực tế chỉ được cái lợi nhỏ trước mắt như giảm số tiền thuế thu nhập cá nhân mà bên bán phải đóng hay giảm số tiền đóng lệ phí trước bạ mà bên mua phải đóng nhưng việc khai gian như vậy tiềm ẩn rủi ro lớn trong tương lai.
Qua đó, khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất, tốt nhất là 2 bên nên kê khai giá chính xác, vừa để tuân thủ luật pháp, vừa để tránh những rủi ro có thể xảy đến nếu việc khai gian bị phát hiện.
Khó xác định giá nhà thực tế
Dẫu biết rằng cần phải xác định đúng giá đất thực tế, tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, các cơ quan chức năng rất khó có thể xác định được đâu là mức giá giao dịch thực sự nếu cả bên mua và bên bán đều đồng ý đưa ra mức thấp hơn.
Cơ quan thuế có cơ sở dữ liệu về giá. Tuy nhiên, trên thị trường bất động sản hiện nay, cùng một con đường, cùng một chung cư với cùng diện tích đất cũng có giá giao dịch khác nhau bởi lẽ giá cả của một căn nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Theo đó, mức giá đối chiếu của Nhà nước chỉ là tương đối để đưa ra so sánh kê khai đừng thấp quá, chứ ta không thể dựa vào đó để định giá mọi vấn đề về đất đai.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về bất động sản tại Việt Nam:
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
||
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|