Từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, Cục Phòng vệ Thương mại – Bộ Công Thương đã có 3 lần cảnh báo sớm về nhóm các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, điều tra lẩn tránh thuế.

Với lần cảnh báo đầu tiên vào hồi đầu năm, Cục Phòng vệ Thương mại đã xác định 11 mặt hàng, bao gồm các sản phẩm từ gỗ, như: gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, tủ gỗ, ghế sofa có khung gỗ… Với lần cảnh báo thứ 2 vào hồi tháng 8, các mặt hàng này tiếp tục xuất hiện trong danh sách. Bên cạnh đó, danh sách này còn có các mặt hàng khác như đá nhân tạo, gạch men, xe đạp điện, ống đồng, vỏ bình gas… Với lần cảnh báo thứ 3 vào tháng 9, mặt hàng pin năng lượng mặt trời bị nguyên đơn cáo buộc là sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc và được thay đổi xuất xứ thành Việt Nam trước khi được xuất khẩu tới Hoa Kỳ.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), từ thời điểm cuối năm 2020, đã xuất hiện hiện tượng các sản phẩm gỗ như tủ bếp, tủ phòng tắm… được nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam bởi các công ty Việt Nam mới được thành lập hoặc đã được thành lập trong khoảng từ 1 đến 2 năm. Nhiều doanh nghiệp (DN) thành viên cho rằng việc các sản phẩm được nhập khảu từ trung quốc có mục đích gian lận xuất xứ để nhận ưu đãi thuế khi xuất khẩu các mặt hàng trên tới Hoa Kỳ.

Hơn nữa, các sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam thường chưa được hoàn thiện, cũng như có dấu hiệu được nhiều doanh nghiệp mua qua, bán lại rồi mới được gia công, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Do đó các bộ, ngành liên quan cần có kế hoạch cụ thể để thanh tra, kiểm tra đột xuất các DN có liên quan tới hành động gian lận xuất xứ, lẩn tránh thuế.

Thép cũng là một trong những mặt hàng có liên quan đến các vụ kiện tụng về hành vi lẩn tránh thuế, giả mạo xuất xứ. Hiệp hội Thép Việt Nam đã nhiều lần thực hiện việc khuyến cáo, cảnh báo doanh nghiệp về hành vi làm giả hoặc tiếp tay làm giả xuất xứ vì lợi ích của cá nhân mà gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả một ngành công nghiệp.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang phải chịu nhiều thách thức với những sản phẩm giả mạo có nguồn gốc từ nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Cụ thể, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) mới đây đã đưa ra cảnh báo tình trạng các sản phẩm đường mía có nguồn gốc từ Thái Lan đi đường vòng sang 5 quốc gia Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar trước khi được nhập khẩu vào Việt Nam, hành vi này được phát hiện khi Việt Nam thực hiện việc điều tra đường Thái Lan bán phá giá và trợ cấp.

Khó khăn trong việc xử lý hành vi giả mạo xuất xứ, lẩn tránh thuế

Các doanh nghiệp sản xuất trong nước và các cơ quan chức năng cần thời gian để thu thập bằng chứng để có thể xử lý hành vi giả mạo xuất xứ, lẩn tránh thuế. Vào tháng 6 năm nay, khi Việt Nam thực hiện việc áp thuế chống bán phá giá 42,99% và chống trợ cấp 4,65% (gần 48%) thì sản lượng đường nhập khẩu tăng chóng mặt đến 6 lần trong 7 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. Nếu ngành sản xuất đường trong nước cũng như các cơ quan chức năng không quyết tâm giải quyết hành vi giả mạo xuất xứ, lẩn tránh thuế triệt để, các DN sản xuất trong nước có thể sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn vì sự xuất hiện liên tục của sản phẩm đường mía Thái Lan bán phá giá, trợ cấp.

Trong 5 quốc gia bị điều tra lẩn tránh thuế, chỉ có Malaysia không sản xuất đường mía, các quốc gia còn lại vẫn có hoạt động sản xuất sản phẩm này. Do đó, việc chứng minh hành vi lẩn tránh thuế có thể sẽ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất đường cũng có những lợi ích khác nhau. Có những doanh nghiệp thực hiện việc tiếp tay cho hoạt động lẩn tránh thuế, cụ thể như lập công ty “ma” ở 5 quốc gia trên và trung chuyển sản phẩm về Việt Nam, từ đó lẩn tránh thuế lên đến gần 48%. Hành vi này đã khiến các doanh nghiệp đầu tư nguyên liệu nội địa chịu nhiều thiệt thòi vì phải đối mặt với sản phẩm cạnh tranh không lành mạnh.

Bên cạnh đó, khi Việt Nam nhập khẩu các sản phẩm bị giả mạo xuất xứ (như sản phẩm đường nêu trên), việc ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế là rất khó vì giao dịch đã bị xóa xuất xứ ngay từ khi sản phẩm còn ở nước ngoài, khi tới Việt Nam, sản phẩm gần như chắc chắn hợp pháp.

Mặc dù có thể dễ dàng xác định những ảnh hưởng tiêu cực của hành vi lẩn tránh thuế, nhưng để xử lý triệt để hành vi này lại không hề đơn giản. Nếu Việt Nam bị giả mạo xuất xứ, trở thành nơi trung chuyển các mặt hàng vi phạm, chắc chắn điều này sẽ liên quan đến hành vi tiếp tay của doanh nghiệp Việt Nam giúp đối tác nước ngoài hoàn thành được mục tiêu giả mạo xuất xứ. Hơn nữa, các quy định về xuất nhập khẩu cũng chưa thực sự chặt chẽ và có thể tạo kẽ hở để doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện mục đích xấu. Việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động của hải quan cũng như hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập trong nước là hoạt động tiên quyết để ngăn chặn tình trạng này.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tế Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu Quy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mới Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu Luật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công ty Đăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chế Dịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chế Đăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềm Thủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyền Đăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Đại diện sở hữu trí tuệ