Không thắng kiện không trả tiền – Những điều cần biết về phí đảm bảo Contingency Fee, Contigency Fee, phí đảm bảo Contingency Fee, Những cách tính phí dịch vụ phổ biến của luật sư, Không thắng kiện không trả tiền, văn phòng luật tại Singapore, công ty luật tại Singapore, phí luật sư tại Singapore, luật sư Singapore, công ty luật Singapore, công ty luật tại Singapore

Phí luật sư tại Singapore và điều cấm về cách tính phí Không thắng kiện không trả tiền – phí đảm bảo Contingency Fee

Tại Singapore, nguyên tắc tinh phí “không thăng không lấy tiền” hay còn gọi là phí đảm bảo Contigency Fee (tạm gọi là phí đảm bảo) bị cấm và theo đó các công ty luật, các công ty luật không được tính phí dựa trên nguyên tắc này. Đây là một điều rất xa lạ với Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.  Vậy, những điều cần biết nguyên tắc phí đảm bảo Contingency Fee là gì? Thông điệp ‘Không thắng kiện không trả tiền’ được hiểu như thế nào?

Những cách tính phí dịch vụ phổ biến của luật sư

Luật sư là tầng lớp trí thức của mọi xã hội, hay còn được biết đến như những người có học thức chuyên tham gia những công việc trí óc phức tạp nhằm phê bình, hướng dẫn và đi đầu trong việc cấu thành nền văn hóa – chính trị trong xã hội.

Giống như bác sĩ có nghĩa vụ cứu người hay tiến sĩ có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu, phát minh và sáng tạo tri thức thì luật sư có nghĩa vụ bảo vệ công lý trong xã hội. Hay nói cách khác, luật sư sử dụng tài sản trí tuệ của mình để giữ gìn luật pháp, khiến cho xã hội ta đang sống là một xã hội văn minh, công bằng, liêm chính.

Để đền đáp cho chất xám mà luật sư phải trả thì khách hàng, nguyên đơn, bị cáo,… cần phải trả 1 chi phí phù hợp với công sức mà luật sư bỏ ra.

Thông thường, luật sư sẽ tính phí chi trả cho công sức của họ theo 3 phương thức (áp dụng phổ biến trên toàn thế giới) bao gồm: Tính phí theo cơ sở thời gian bỏ ra; Tính phí cố định tùy thuộc vào bản chất vụ việc; Tính phí theo giới hạn trần.

Tính phí theo cơ sở thời gian bỏ ra

Cũng như người lao động đi làm công ăn lương theo giờ hoặc theo ngày, cách tính phí này là cách tính phí truyền thống của dịch vụ luật sư. Theo đó, khách hàng sẽ phải trả phí pháp lý cho luật sư dựa trên mức lương theo giờ và số thời gian mà luật sư bỏ ra cho vụ việc, thông thường bắt đầu từ giây phút đầu tiên mà luật sư và khách hàng gặp mặt.

Tính phí cố định tùy thuộc vào bản chất vụ việc

Theo cách tính phí này, khách hàng sẽ phải trả phí cho luật sư cho 1 vụ việc 1 lần duy nhất. Luật sư sẽ có nghĩa vụ theo đuổi vụ việc đến cùng, bất kể vụ việc đó tốn bao nhiêu thời gian hoặc có thể diễn biến phức tạp hơn. Tuy nhiên, cách tính phí này cũng mang tính rủi ro vì không có gì ràng buộc luật sư phải thực hiện hết bổn phận của mình và sẽ vẫn được trả phí nếu như vụ kiện thất bại (trừ khi có thỏa thuận khác).

Dẫu vậy, cách tính phí này thông thường sẽ chỉ được luật sư đưa ra cho những vụ việc đơn giản và có thể được giải quyết nhanh chóng như nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc gia hạn, phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu,…

Tính phí theo giới hạn trần

Cách tính phí theo giới hạn trần là cách tính phí kết hợp cả 2 biện pháp tính phí trên. Qua đó, luật sư sẽ nhận được mức phí trả theo thời gian làm việc nhưng sẽ có một giới hạn trần nào đó. Nếu vụ việc diễn biến phức tạp và vượt qua số thời gian dự kiến cần thiết để giải quyết, luật sư sẽ vẫn phải tiếp tục thực hiện công việc nhưng sẽ không nhận được mức phí vượt ngoài định mức.

Thuê luật sư dựa trên cách tính phí đảm bảo Contingency Fee

Các cách tính phí trên dẫu vẫn được áp dụng ở nhiều quốc gia nhưng nói chung vẫn chỉ được thỏa thuận nếu như vụ kiện hoặc yêu cầu pháp lý không quá phức tạp.

Ngày nay, trong giới luật sư đã dần dần áp dụng một cách tính phí khác đi kèm với thông điệp ‘Không thắng kiện không trả tiền’ cho những vụ kiện lớn và có tầm cỡ vĩ mô gọi là phí đảm bảo Contingency Fee. 

Về cơ bản, ‘Không thắng kiện không trả tiền’ hay ‘No win no fee’ được hiểu theo đúng nghĩa đen. Qua đó, khách hàng sẽ không cần phải trả 1 xu nào nếu như luật sư không thắng được kiện. Tương tự, luật sư cũng sẽ không nhận được xu nào, thậm chí còn phải tự chi trả phí phát sinh trong quá trình kiện tụng nếu như vụ kiện thất bại.

Không thắng kiện không trả tiền – Những điều cần biết về phí đảm bảo Contingency Fee
Không thắng kiện không trả tiền – Những điều cần biết về phí đảm bảo Contingency Fee

Nói cách khác, cả luật sư và khách hàng của họ đều đồng ý rằng khách hàng sẽ chỉ trả phí cho các dịch vụ pháp lý của luật sư nếu vụ kiện thành công. Do đó, các khoản phí pháp lý sẽ chỉ cần phải trả nếu vụ kiện thành công và yêu cầu bồi thường (compensation) về mặt vật chất đã được chi trả cho khách hàng.

Nếu vụ kiện thành công, luật sư sẽ có thể thỏa thuận trích phần trăm phí bồi thường hoặc nhận được một khoản phí cố định từ khoản tiền bồi thường, hoặc theo thỏa thuận khác giữa luật sư và khách hàng.

Tại sao cách tính phí đảm bảo Contingency Fee lại dần trở nên phổ biến?

Về cơ bản, những luật sư thỏa thuận theo cách tính phí đảm bảo Contingency Fee là những luật sư có hoàn toàn tự tin rằng họ có thể thắng kiện.

Cách tính phí này cũng khiến cho khách hàng tin tưởng vào khả năng của luật sư, đồng thời cũng không phải băn khoăn về chi phí phải trả cho luật sư bởi họ chắc chắn sẽ nhận đủ số tiền cần thiết để trả nếu thắng kiện và trong trường hợp thua kiện thì họ cũng sẽ không phải chịu mất mát nào ngoài bản thân nội dung mà họ thua trong vụ kiện.

Qua đó, Contingency Fee đã trở nên cực kì thông dụng trong các vụ kiện lớn ở Mỹ và đang dần mở rộng, trở thành một hình thức thỏa thuận hợp tác thông dụng giữa khách hàng và luật sư trên toàn thế giới.

Những điểm bất cập trong cách tính phí Contingency Fee

Dẫu rằng cách tính phí đảm bảo Contingency Fee cung cấp cho cả khách hàng và luật sư nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với nhóm khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh riêng lẻ không có nguồn vốn đủ mạnh để chống chọi với các công ty hay tập đoàn lớn, tuy nhiên, nó vẫn có nhiều bất cập mà khách hàng cần xem xét kĩ khi chính thức thỏa thuận với luật sư:

  • Lợi hay thiệt: Về cơ bản, luật sư cũng là người và họ sẽ không làm việc gì tổn hại đến lợi ích của họ nếu như họ không thu được nhiều hơn. Dẫu rằng phí đảm bảo sẽ có lợi cho khách hàng nhưng nó cũng sẽ có lợi cho luật sư. Ngoài việc gia tăng danh dự, uy tín hay hình ảnh thì về mặt vật chất, những hợp đồng tính phí đảm bảo sẽ giúp luật sư thu được nhiều lợi nhuận hơn so với hợp đồng phổ biến bởi luật sư thường sẽ áp dụng cách trích phần trăm từ tiền bồi thường mà khách hàng nhận được khi thắng kiện. Ví dụ thực tế, nếu luật sư nhận vụ kiện với khách hàng là một cá nhân đơn lẻ đã đăng ký nhãn hiệu Meta trong quá khứ và bị đơn là tập đoàn truyền thông khổng lồ Facebook mới đây đổi tên thành Meta và nếu như họ thắng kiện thì luật sư nhận thù lao theo phần trăm có thể nhận được hàng triệu, thậm chí là hàng chục, hàng trăm triệu USD.
  • Thay đổi bản chất cơ bản của người hành nghề luật sư: Luật sư như đã nhắc đến ở trên vốn được coi là người gìn giữ công lý cho xã hội. Nếu cách tính phí đảm bảo này được áp dụng rộng rãi trong xã hội, liệu luật sư sẽ vẫn là tấm khiên gìn giữ công lý? Hay họ sẽ trở thành những doanh nhân thành đạt làm việc chỉ trên tỷ lệ phần trăm hoa hồng và tỷ lệ thắng kiện?
  • Khách hàng mất quyền kiểm soát đối với vụ kiện: Thông thường, những hợp đồng dựa trên phí đảm bảo này được thành lập khi luật sư hoàn toàn chắc chắn rằng họ sẽ thắng kiện. Điều đó có nghĩa là trong hợp đồng với khách hàng, thông thường luật sư sẽ có các điều khoản cho phép họ có toàn quyền xử lý vụ án. Toàn quyền xử lý bao gồm việc họ có thể yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin mật, nhạy cảm có ảnh hưởng đến kết quả của vụ kiện trái với mong muốn của khách hàng. Nếu khách hàng không tuân thủ, họ sẽ coi như vi phạm hợp đồng và có thể từ bỏ vụ kiện. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khác mà khách hàng có thể mất quyền kiểm soát. Chẳng hạn như bên đối lập có thể đưa ra yêu cầu hòa giải với khách hàng, mỗi bên lùi 1 bước. Tuy nhiên, nếu thỏa thuận như vậy luật sư sẽ không coi là đã thắng kiện và có thể buộc khách hàng không chấp nhận hòa giải với bên còn lại, trái ngược với nguyện vọng của khách hàng.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn về luật Việt Nam và Singapore cũng như 22 nước khác trên thế giới. .

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Đăng ký thương hiệu quốc tế

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu mới

    Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Luật sư sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu công ty

    Đăng ký nhãn hiệu logo

    Đăng ký sáng chế

    Dịch Vụ đăng ký sáng chế

    Đăng ký độc quyền sáng chế

    Đăng ký bản quyền tác giả

    Đăng ký bản quyền phần mềm

    Thủ tục đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền bài hát

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

    Đại diện sở hữu trí tuệ

     

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup

     

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam

     

    Đăng ký sáng chế

    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam

     

    Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

    Mở công ty tại Việt Nam

     

    Tư vấn tài Chính – Ngân hàng

    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

     

    Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng

    Dịch vụ sở hữu trí tuệ

     

    Pháp lý về lao động và việc làm

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

     

    Tư vấn giải quyết tranh chấp

    Đăng ký bản quyền

     

    Tư vấn nhượng quyền thương mại

     

     

     

     

     

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat