Đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid như thế nào để tiết kiệm và đúng luật? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về các phương thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế, quy trình đăng ký, lưu ý và thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid để bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.
Các phương thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Khi muốn mở rộng và phát triển trên khán đài quốc tế, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế nhằm bảo vệ và phân biệt các sản phẩm và dịch vụ của mình với các sản phẩm và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế là một phần không thể thiếu của bất kì chiến lược kinh doanh toàn cầu thành công nào.
Hiện nay, doanh nghiệp có 2 phương thức cơ bản để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài, đó là:
- Nộp 1 loạt đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia; hoặc
- Nộp 1 đơn đăng ký nhãn hiệu duy nhất qua hệ thống Madrid, chỉ định vào một hoặc một số quốc gia.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid
Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế Madrid là hệ thống được xây dựng trên cơ sở bao gồm cả Nghị định thư Madrid (Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid 1989) và Thỏa ước Madrid (Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu 1891) để giúp doanh nghiệp mong muốn nộp đơn đăng ký có thể đăng ký thuận tiện, nhanh chóng chỉ với một đơn đăng ký nhãn hiệu duy nhất.
Hai điều ước quốc tế này song song tồn tại, độc lập với nhau nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, không thể hoàn toàn tách rời. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Thỏa ước Madrid vào năm 1949 và Nghị định thư Madrid vào năm 2006.
Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký quốc tế được áp dụng đối với các nước là thành viên của Hệ thống Madrid. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của hệ thống Madrid.
Điều kiện cơ bản để có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid là các quốc gia chỉ định được đăng ký phải cùng là thành viên của Hệ thống Madrid (thành viên của cả Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid).
Danh sách các quốc gia vừa là thành viên của Thỏa ước Madrid vừa là thành viên của Nghị định thư Madrid có thể được tra cứu tại đây.
Ưu điểm của việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid
Các ưu điểm của việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid bao gồm:
- Doanh nghiệp sử dụng hệ thống Madrid có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại 123 quốc gia bằng cách nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bằng một ngôn ngữ duy nhất (tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha) và trả một khoản phí duy nhất thay vì phải đến cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia của các lãnh thổ khác nhau trên toàn cầu và nộp đơn trực tiếp nhiều lần.
- Khi đăng ký qua Hệ thống Madrid, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng việc bảo hộ nhãn hiệu sang các thị trường mới thông qua cùng một hệ thống, phù hợp với chiến lược kinh doanh phát triển và tình hình tài chính cụ thể của từng doanh nghiệp.
- Sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký thông qua hệ thống Madrid, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tiếp tục tiến hành mở rộng phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu bằng cách chỉ định thêm các quốc gia thành viên của hệ thống Madrid một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm về chi phí.
- Hơn nữa, dù có bao nhiêu quốc gia mà người nộp đơn chỉ định cho việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Hệ thống Madrid thì cũng chỉ có 1 ngày hết hạn, qua đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn nhãn hiệu cho tất cả hoặc bất kỳ quốc gia nào được chỉ định 1 cách đơn giản, tiện lợi, đồng nhất.
Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua hệ thống Madrid
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Hệ thống Madrid, người nộp đơn nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước để tìm hiểu xem các nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự đã tồn tại (hoặc đang chờ xử lý) ở các thị trường mục tiêu của người nộp đơn hay chưa.
Rõ ràng việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc. Tuy nhiên, thông qua việc tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp người nộp đơn biết tính khả dụng của nhãn hiệu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
Không chỉ giúp người nộp đơn giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian, công sức khi đăng ký nhãn hiệu, kết quả tra cứu nhãn hiệu còn giúp người nộp đơn có thể đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu dự định đăng ký, để rồi từ đó quyết định phương án, chiến lược tiến hành đăng ký nhãn hiệu tiếp theo.
Người nộp đơn có thể tra cứu cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu, thương hiệu trực tiếp tại cơ sở dữ liệu của từng quốc gia dự định đăng ký và/hoặc tra cứu cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu, thương hiệu của WIPO tại đây.
Tài liệu bắt buộc để đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Hệ thống Madrid
Tài liệu bắt buộc để đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua Hệ thống Madrid bao gồm:
- Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế (phải được làm bằng tiếng Anh và tiếng Pháp);
- Giấy ủy quyền;
- Tờ khai (theo mẫu);
- Mẫu nhãn hiệu giống với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký tại nước sở tại;
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ theo đơn đăng ký nhãn hiệu ở nước sở tại;
- Các tài liệu liên quan (nếu cần);
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid
Người nộp đơn có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua thỏa ước Madrid với toàn bộ 108 thành viên của Hệ thống Madrid (bao gồm Việt Nam).
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn cơ sở tại Việt Nam (nếu nhãn hiệu chưa được nộp đơn hoặc cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam)
Bước 2: Nộp đơn đăng ký quốc tế tại Cục SHTT VN kèm theo bộ hồ sơ.
Sau khi thẩm định các tài liệu nộp theo đơn, Cục SHTT sẽ yêu cầu nộp phí đăng ký quốc tế cho WIPO. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho Văn phòng quốc tế của WIPO ở Genève, Thụy Sỹ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định để WIPO thẩm định hình thức trước khi chuyển sang pha thẩm định nội dung ở các quốc gia chỉ định.
Bước 3: Các quốc gia thẩm định đơn trong thời hạn ấn định theo quy định của từng quốc gia.
Nếu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ sẽ ra thông báo chấp thuận, nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì sẽ đưa ra thông báo dự định từ chối. Sau đó, chủ đơn sẽ phải nộp phúc đáp tại Cục SHTT quốc gia bị từ chối thông qua Đại diện SHCN tại quốc gia đó.
Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua Hệ thống Madrid
- Trong đơn đăng ký cần chỉ định rõ tới các nước là thành viên của Hệ thống Madrid.
- Ngôn ngữ sử dụng trong đơn đăng ký có thể là tiếng Pháp, Anh hoặc Tây Ban Nha.
- Thời gian bảo hộ nhãn hiệu thông qua Hệ thống Madrid là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.
- Chủ sở hữu nhãn hiệu sau khi đăng ký thành công chỉ được phép chuyển nhượng nhãn hiệu với các chủ thể có quốc tịch là thành viên của Hệ thống Madrid.
- Tại mỗi quốc gia được chỉ định việc xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sẽ tuân theo các quy định tại các quốc gia này.
Tại Sao Lại Sử Dụng Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Của ASL LAW?
- Uy tín của Hãng luật đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã được khẳng định.
- ASL LAW được Legal500 xếp hạng là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam, đặc trưng bởi khả năng đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, thông qua mạng lưới liên kết rộng khắp. Legal500 2021 đã bình luận về công ty Luật ASL LAW như sau: “Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành đồng thời cũng là ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề thực thi Sở hữu trí tuệ. ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và xác lập quyền cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm Brazil, Campuchia và Myanmar.”
- WTR: “Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.”
- Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN