Viện Luật Kinh doanh Châu Á (Asian Business Law Institute – ABLI) mới đây đã phát hành Ấn phẩm Luật Tài sản tiền điện tử và Luật tài sản (Civil Law Edition) với sự hỗ trợ từ tổ chức Singapore Academy of Law. Ấn phẩm Luật Tài sản tiền điện tử và Luật tài sản có trích đoạn so sánh luật pháp về tài sản và tài sản tiền điện tử của các nước Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam. Luật sư điều hành Phạm Duy Khương của ASL LAW tự hào tham gia đóng góp cho phần pháp lý về Việt Nam.
Ấn bản Luật Tài sản tiền điện tử và Luật tài sản là một phần trong loạt báo cáo về tài sản tiền điện tử và cách xử lý luật tài sản của chúng tại các khu vực pháp lý chọn lọc ở Châu Á Thái Bình Dương, sự kết hợp giữa Civil law và Common law, được sản xuất theo dự án Tiền điện tử ở Châu Á của ABLI.
Một số trích đoạn về phần pháp lý Luật Tài sản tiền điện tử và Luật tài sản tại Việt Nam gồm:
“Cái gọi là tài sản theo pháp luật ở Việt Nam được ảnh hưởng bởi các truyền thống pháp lý Đông và Tây, hệ thống pháp luật dân sự Pháp và tư tưởng pháp lý Xô Viết. Khái niệm “tài sản” lần đầu tiên xuất hiện trong các công cụ pháp lý Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945, thời kỳ pháp luật chịu ảnh hưởng sâu rộng từ hệ thống pháp luật Pháp.
Sau khi Việt Nam giành độc lập, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành để điều chỉnh và cải cách khái niệm tài sản được quy định trong các công cụ cũ. Những điều chỉnh này cuối cùng đã dẫn đến việc ban hành Bộ luật Dân sự của Việt Nam năm 1995 và các sửa đổi sau đó.
…
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, tài sản bao gồm bốn loại: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản được chia thành hai loại hoàn toàn trái ngược và mang tính toàn diện là bất động sản gồm Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản là động sản được xác định là tất cả tài sản không phải tài sản bất động sản.
…
Cryptoasset (Tài sản tiền điện tử) có được coi là tài sản dưới Bộ luật Dân sự không?
Để một cryptoasset bất kỳ được coi là tài sản theo pháp luật Việt Nam, nó phải phù hợp với một trong bốn phân loại được nêu trên. Nếu không, một cryptoasset sẽ phải tài sản. Rõ ràng, các cryptoasset không phải là đối tượng tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
…
Ngân hàng Trung ương Việt Nam đã công bố vào năm 2017 rằng các loại tiền điện tử không phải là tiền pháp định và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp, và rằng việc phát hành, cung cấp và sử dụng tiền điện tử nói chung (và bitcoin nói riêng) như một phương thức thanh toán là hành vi bị nghiêm cấm.
…
Các giao dịch cryptoasset không được quy định cụ thể theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó, các bên Việt Nam tham gia vào các giao dịch đó trên các sàn giao dịch quốc tế không được bảo vệ bởi pháp luật. Chính phủ Việt Nam hiện đang nghiên cứu và đánh giá nhu cầu ban hành các quy định để quản lý cryptoasset.
…”
Ấn phẩm này có thể được tải về tại đây.
***ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về dịch vụ tư vấn pháp lý về Tài chính và Ngân hàng tại Việt Nam:
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN