Luật sư Phạm Duy Khương trả lời Tạp chí tài chính cuối tuần của VTV về việc liệu Bộ Công Thương có nên ra quy định cụ thể thế nào là hàng Made In Vietnam.
Bộ Công Thương phản ứng nhanh trước sự kiện ASANZO nói riêng và vụ việc hiện Việt Nam chưa có quy định về thế nào là ghi Made In Vietnam. Cụ thể, Bộ muốn đưa ra quy định chi tiết về khi nào được ghi là Made In Vietnam đối với hàng hoá lưu thông nội địa (hàng hoá xuất nhập khẩu đều có quy định rõ ràng ghi Made In Vietnam ra sao). Tuy nhiên, Bộ cũng lo lắng về liệu một quy định như thế có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam.
Lo lắng này theo quan điểm của Luật sư Phạm Duy Khương, giám đốc công ty luật ASL LAW là phù hợp bởi không nhất thiết phải quy định chi tiết về mọi mặt hàng phải đạt tiêu chuẩn như thế nào để ghi Made In Vietnam. Thay vào đó, cần tập trung vào những mặt hàng nào là quan trọng, đặc trưng của Việt Nam để có quy định trước. Giống như Úc nổi tiếng về thực phẩm thì họ đưa ra những thông số cụ thể để giúp người dùng và người sản xuất tuân theo. Ví dụ như Made In Australia (phải ít nhất 80% thành phần đến từ nước Úc); Product of Australia (100% thành phần phải đến từ nước Úc); Packaged in Australia (ít nhất 20% thành phần là từ Úc), Grown in Australia (sản phẩm đó phải được chăn nuôi tại Úc).
Trường hợp như Ý cũng có những tiêu chuẩn riêu để được khi là Made In Italy đối với sản phẩm về thời trang. Thuỵ sĩ đối với sản phẩm đồng hồ.
Luật sư Phạm Duy Khương nhận mạnh không nhất thiết phải tập trung vào thuật ngữ Made In Vietnam, thay vào đó cơ quan chức năng nên đi vào định nghĩa, quy định rõ các thuật ngữ thế nào là: Made In Vietnam, Sản phẩm của Việt Nam, Đóng Tại Việt Nam, Rắp láp tại Việt Nam, Thiết kế tại Việt Nam. Theo xu thế hiện đại thì một doanh nghiệp không nhất thiết phải sở hữu phần cứng sản phẩm, thay vào đó họ sở hữu phần mềm của sản phẩm như: phần mềm, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Doanh nghiệp cần định giá giá trị của những phần mềm đó cấu thành giá trị của sản phẩm hoàn chỉnh.