Khi người lao động nước ngoài tiến vào Việt Nam để sinh sống và làm việc, họ sẽ gặp nhiều khó khăn như rào cản ngôn ngữ, không có mối quan hệ bản địa dẫn đến khó khăn trong đời sống, khó được thuê làm các công việc thông dụng,… Tuy nhiên, khó khăn đầu tiên mà họ gặp phải sẽ chính là về việc xin giấy phép lao động để có thể được làm việc tại Việt Nam. Trong bài viết này, ASL LAW sẽ chỉ ra các khó khăn thường thấy mà người lao động nước ngoài gặp phải khi xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam.
Khi làm thủ tục xin cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động tại Việt Nam, người lao động nước ngoài sẽ phải trải qua nhiều công đoạn khó khăn, phức tạp.
Thời gian xin giấy phép lao động và hợp pháp hóa lãnh sự các loại giấy tờ tương đối dài
Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các vị trí quản lí, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Qua đó, để có thể chứng minh được rằng doanh nghiệp thật sự đang cần tuyển dụng người lao động nước ngoài cho các vị trí trên, doanh nghiệp phải xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài vốn thường tốn khoảng 10 ngày làm việc (Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải thực hiện thủ tục xin lý lịch tư pháp theo khoản 1 Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 tốn thời gian 10 ngày và kéo dài tới 15 ngày trong trường hợp cần xác minh.
Cuối cùng, thời gian xin giấy phép lao động sẽ tốn khoảng 05 ngày làm việc (khoản 2 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Tổng thời gian để hoàn thiện hồ sơ cũng như xin cấp giấy phép lao động theo quy định sẽ dao động từ 25 – 30 ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là khung thời gian theo lý thuyết. Thực tế áp dụng, vì trường hợp của mỗi người lao động nước ngoài cũng như doanh nghiệp tuyển dụng, cơ quan nhà nước khác nhau mà thời gian này có thể bị kéo dài gấp đôi.
Ngoài ra, để các hồ sơ, tài liệu liên quan được chứng nhận, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài cũng phải hợp pháp hóa lãnh sự các loại giấy tờ cần thiết theo Khoản 10 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Dẫu thường chỉ tốn 1 ngày làm việc nhưng do thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự chưa được phổ biến nên thời gian giải quyết có thể được kéo dài ra nhiều lần.
Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trong nhiều loại hồ sơ khác nhau
Việc xin cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động đều cần chuẩn bị các loại tài liệu khác nhau.
Qua đó, để chuẩn bị đúng, đủ các loại tài liệu, người lao động nước ngoài cần nghiên cứu kĩ về luật lao động cũng như các nghị định, thông tư bổ sung quy định về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Theo Điều 9 Nghị định số 152/2020 của Chính phủ, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài bao gồm 08 loại giấy tờ khác nhau. Qua đó, để chuẩn bị đầy đủ và đúng các loại tài liệu cần thiết, người lao động nước ngoài nên liên hệ với một công ty luật uy tín về Luật Lao động Việt Nam và quốc tế và có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề về giấy phép lao động để nhận được hỗ trợ kịp thời.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ tài liệu, người sử dụng lao động báo cáo giải trình với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội/UBND cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Thời hạn hiệu lực của giấy phép lao động giới hạn thời gian làm việc của lao động nước ngoài
Theo Điều 155 Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021 trở đi, thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là 2 năm.
Mỗi giấy phép lao động chỉ được gia hạn 1 lần.
Qua đó, do có thời gian hiệu lực ngắn nên việc làm việc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam chịu rất nhiều hạn chế.
Thông thường, do điều kiện chặt chẽ về việc tuyển dụng lao động nước ngoài nên khi đã tuyển dụng, lao động nước ngoài thường có dự định làm việc trong nhiều năm liên tiếp tại một doanh nghiệp với chế độ chính sách ưu đãi mà 2 bên cùng đồng ý.
Tuy nhiên, chính vì thời hạn hiệu lực ngắn ngủi nên mối quan hệ làm việc giữa người lao động nước ngoài và cả doanh nghiệp sử dụng lao động đó đã chịu nhiều bất cập.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
|
|
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Tư vấn sở hữu trí tuệ |