hệ quả khi áp dụng đề xuất phân chia mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động Việt Nam, đề xuất phân chia mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Việt Nam, mức đóng bảo hiểm của người lao động và người sử dụng lao động Việt Nam, hệ quả khi áp dụng đề xuất phân chia mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mức đóng tại Việt Nam,

Hệ quả khi áp dụng đề xuất phân chia mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động Việt Nam

Năm 2022, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đã có bản đề xuất về hạng mục bảo hiểm xã hội một lần trong Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tiếp theo liên quan đến việc xem xét kĩ lưỡng việc phân chia mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động Việt Nam. Cụ thể, theo đề xuất này, người lao động sẽ chỉ được rút phần bảo hiểm xã hội mình đóng khoảng 8%, còn 14% do người sử dụng lao động đóng sẽ để lại quỹ. Ngay lập tức, đề xuất này đã gợi lên làn sóng phản đối mãnh liệt tại Việt Nam, tạo lập nên nhiều hệ quả nghiêm trọng đến hệ thống bảo hiểm xã hội.

Theo thông tin của Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2021, Việt Nam có hơn 4 triệu người đăng ký rút bảo hiểm xã hội một lần. Trung bình mỗi năm có 800.000 người xin rời khỏi chế độ bảo hiểm xã hội, tỉ lệ tăng trung bình 11,6% mỗi năm.

Trong năm 2022, Việt Nam có gần 900.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần, tăng 3,7% so với cùng kì năm 2021. Theo xu hướng này, dự kiến cuối năm 2023, Việt Nam sẽ có hơn 900.000 người rời khỏi chế độ bảo hiểm, thậm chí đạt mốc 1 triệu người.

Nguyên nhân của sự gia tăng số lượng người rút bảo hiểm xã hội một lần

Việc hồ sơ bảo hiểm xã hội một lần rút và được duyệt tăng dần tại Việt Nam trong những năm qua đến từ nhiều nguyên nhân.

Trong khoảng thời gian từ năm 2020, số lượng hồ sơ bảo hiểm xã hội một lần tăng mạnh do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Người dân không còn nguồn tiền để trang trải cuộc sống, chữa bệnh, ‘test nhanh’ theo yêu cầu của Bộ Y tế để di chuyển, khiến họ đành phải rút bảo hiểm xã hội để có một khoản tiền tương đối cho sinh hoạt thường ngày.

Hiện nay, một luồng ý kiến đáng quan tâm trong cộng đồng Việt Nam là số lượng hồ sơ xin rút bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng do người dân, người lao động không còn tin tưởng vào hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Họ cho rằng hệ thống còn quá nhiều bất cập, không minh bạch, hệ thống hành chính phức tạp, không hiệu quả, có xu hướng ‘chỉ nhận tiền, không cho rút tiền’ đơn cử như việc nhận, yêu cầu rà soát việc đóng bảo hiểm xã hội diễn ra đều đặn mỗi tháng nhưng khi người đóng muốn hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như chế độ ốm đau, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần,… lại rất phức tạp.

Có nhiều trường hợp người lao động phản ánh đã nộp đơn hưởng chế độ ốm đau do Covid-19 hợp lệ hơn một năm nhưng đến hiện tại vẫn chưa nhận được khoản trợ cấp nào do hệ thống không phản hồi, liên hệ với Cục Bảo hiểm xã hội không nhận được trợ giúp.

Về lợi ích hưu trí, trung bình 45% lương đóng bảo hiểm xã hội hiện nay theo nhiều người lao động là quá thấp, không đủ để trang trải cuộc sống khi về già. Ngoài ra, tâm trí lo ngại rằng tiết kiệm cả đời nhưng chưa được hưởng bao lâu đã không may qua đời, không thu hồi lại được khoản tiền đã bỏ ra hoặc để lại cho con cháu cũng là nguyên nhân người dân không còn quá nhiệt huyết với hệ thống.

Chính vì vậy mà có rất nhiều trường hợp người lao động đóng đủ 19,5 năm đã quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần chứ không chờ để hưởng lương hưu.

Ở góc nhìn khác, giải đáp về nguyên nhân tại sao số lượng người rút bảo hiểm xã hội một lần tăng mạnh tại Việt Nam, ngoài các phân tích trên, đại diện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết rằng chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần hiện đang quá thuận lợi, cấp nhiều lợi ích cho người dân quyết định rút bảo hiểm một lần.

Do sự thuận lợi và lợi ích quá cao trong cơ chế rút bảo hiểm xã hội một lần, những cá nhân đang tham gia bảo hiểm xã hội đã lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần mà không tiếp tục đóng, hưởng hưu trí khi về già cùng các lợi ích khác đáng được hưởng trong quá trình tham gia bảo hiểm.

Qua đó, đề xuất phân chia mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động Việt Nam được đề ra với mục đích làm giảm đi khoản lợi ích mà người đang tham gia bảo hiểm cảm thấy họ có thể sẽ nhận được nếu quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần, từ đó làm giảm đi nhu cầu rút, giữ chân người tham gia bảo hiểm trong hệ thống.

Hệ quả của việc thông qua đề xuất

Nếu đề xuất được thông qua, nhiều khả năng hệ quả đối với nền kinh tế và hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ là tiêu cực chứ không phải tích cực theo như mục đích ban soạn thảo đề ra.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu người lao động đã quyết định rút bảo hiểm xã hội vì khó khăn, không đủ tiền để sống thì dù tỉ lệ có là 22% hay 8% thì họ cũng sẽ rút với tâm trí ‘được đồng nào hay đồng nấy’. Theo suy nghĩ của họ, nếu đói chết thì tiền để lại trong hệ thống cũng sẽ kẹt mãi trong đấy, không thể giúp được ai cả, chỉ làm giàu cho hệ thống.

Ngoài ra, nếu đề xuất được thông qua, khoảng thời gian trước khi đề xuất có hiệu lực sẽ là thời điểm đặc biệt khó khăn cho hệ thống. Chắc chắn rằng sẽ có một lượng lớn người tham gia bảo hiểm xã hội nộp đơn rút bảo hiểm trước ngày nghị định, thông tư thay đổi quy chế bảo hiểm xã hội một lần có hiệu lực do Quốc hội, Chính phủ Việt Nam không thể nào ‘chạy ngầm’ để thông qua luật, có hiệu lực trong đêm.

Ngay hiện tại, với việc xem xét, đưa ra đề xuất phân chia mức hưởng này đã có một lượng lớn người tham gia bảo hiểm xã hội cảm nhận được điều bất thường, lo lắng họ có thể đánh mất 14% tỉ lệ tiền bảo hiểm xã hội một lần mà họ đáng được hưởng.

Sau khi đề xuất có hiệu lực, tỉ lệ rút sẽ giảm do chính xác theo như kiến nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, lợi ích quá thấp sẽ làm nản lòng phần lớn người dân Việt Nam. Nếu không ở trong tình cảnh đặc biệt khó khăn thì họ nhiều khả năng sẽ không rút.

Tuy nhiên, thay vì trông chờ vào hệ thống bảo hiểm và sự thay đổi chính sách liên tục theo hướng chèn ép quyền lợi của người đóng bảo hiểm, người lao động đang trong giai đoạn làm việc (đặc biệt ở các công ty sản xuất, xuất khẩu) sẽ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc không đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương thức hợp pháp hoặc trái pháp luật.

Cách hợp pháp là người lao động thực hiện nhiều hợp đồng ngắn hạn không phải đóng bảo hiểm xã hội như hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng, hợp đồng lao động miệng không văn bản,…

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định rõ việc người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Qua đó, số lượng hợp đồng ngắn hạn hoặc hợp đồng không chính thức sẽ gia tăng hơn so với hiện tại khi đề xuất thông qua.

Về biện pháp trái pháp luật, doanh nghiệp sẽ áp dụng việc không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động qua việc không ký kết hợp đồng lao động có giá trị pháp lý dưới bất cứ hình thức nào được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.

Thay vào đó, doanh nghiệp thông qua thỏa thuận có thể trả một phần khoản phải đóng vào lương của người lao động. Ví dụ, nếu thường tổng hai bên phải đóng khoảng 1,5 triệu đồng mỗi tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội thì sau thỏa thuận, người sử dụng lao động có thể chuyển khoảng 750 nghìn vào lương của người lao động mỗi tháng. Nửa còn lại sẽ được doanh nghiệp giữ lại cho mục đích khác.

Xem xét về mặt logic, việc phân chia mức hưởng theo mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động là không hợp lý do quy định hiện hành đã chỉ rõ rằng việc người sử dụng lao động đóng khoản 14% vào quỹ là trách nhiệm của họ, không phải yếu tố để thụ hưởng.

Bản thân người sử dụng lao động sẽ không có quyền tiếp cận hay sử dụng khoản họ đã đóng. Theo đó, việc phân chia hai bên, gán ghép để giữ lại phần người sử dụng lao động đóng như vậy không phù hợp với lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động.

Góc nhìn

Dù hiện tại đề xuất chỉ ở giai đoạn soạn thảo, không có quy định cụ thể nào về cách thực hiện cũng như khoản 14% người sử dụng lao động đóng được giữ lại sẽ được sử dụng cho mục đích gì, phân bổ như thế nào nhưng nhiều khả năng đề xuất phân chia mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động Việt Nam sẽ không được thông qua do vướng phải phản ứng dữ dội của cộng đồng.

Chính sách này được đề xuất không theo hướng an sinh xã hội có lợi cho người lao động mà được ban hành với mục đích dọa dẫm, áp buộc người lao động phải uốn nắn theo góc nhìn và quy hoạch tổng thể của Bảo hiểm xã hội Việt Nam dù rằng sự quy hoạch đó có thể có tác dụng ngược, gây nên thiệt hại nặng nề hơn cho hệ thống bảo hiểm xã hội vốn đã có nhiều nghi vấn về cách thức vận hành và qua đó, có khả năng tạo nên các hệ lụy tiêu cực đến cả nền kinh tế.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat