Việt Nam đang đề xuất sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) để có thể bảo hộ nhãn hiệu âm thanh cũng như cho phép các các nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu âm thanh, điều này đồng nghĩa với việc coi âm thanh như một nhãn hiệu. Nhãn hiệu âm thanh là nhãn hiệu có âm thanh đặc biệt có thể thực hiện các chức năng điển hình của nhãn hiệu như phân biệt nguồn gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam
Khác với các loại nhãn hiệu truyền thống mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nhãn hiệu âm thanh không thể nhận biết được bằng thị giác. Mọi người có thể cảm thấy lạ lẫm với nhãn hiệu âm thanh, nhưng trên thực tế, đã xuất hiện những doanh nghiệp Việt Nam từng đưa loại nhãn hiệu này vào quá trình quảng bá thương hiệu của mình, nhưng nhiều khả năng tại thời điểm đó họ vẫn chưa biết được đó là một dạng nhãn hiệu.
Mặc dù, nhãn hiệu âm thanh có quy chế bảo hộ phức tạp hơn so với nhãn hiệu truyền thống, nhưng được nếu áp dụng theo đúng phương pháp, nhãn hiệu âm thanh không chỉ sở hữu chức năng thông thường của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với doanh nghiệp khác; mà còn đóng góp vào việc đẩy mạnh quá trình thu hút khách hàng, với lý do, âm thanh thường sẽ có nhiều tác động trực quan đối với khách hàng hơn so với các dấu hiệu khác, cũng như có thể lan tỏa những cảm xúc, đặc điểm tiêu biểu của thương hiệu tới những người tiêu dùng, qua đó tạo mối liên kết chắc chắn hơn giữa người tiêu dùng và sản phẩm của doanh nghiệp.
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện việc đề xuất nhiều đạo luật mới trước Quốc hội Việt Nam, với mục đích sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, cụ thể một sửa đổi quan trọng được đề xuất là đưa nhãn hiệu âm thanh danh mục nhãn hiệu. Theo khoản 1, Điều 72 trong đề xuất sửa đổi có nội dung, “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:” 1. Dấu hiệu có thể nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện dưới dạng đồ họa.”
Cần lưu ý rằng bản sửa đổi không đưa ra định nghĩa về thuật ngữ “nhãn hiệu âm thanh” cũng như không đặt ra các yêu cầu về thể hiện bằng hình ảnh của nhãn hiệu âm thanh được đăng ký tại Việt Nam. Dự kiến, Chính phủ Việt Nam sẽ sớm ban hành một số quy định và hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra và đăng ký nhãn hiệu sau khi Quốc hội thông qua đề xuất sửa đổi.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN