Mới đây, cơ quan chủ trì soạn thảo Dự thảo Luật BHXH sửa đổi là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có đề xuất gây tranh cãi rằng người lao động Việt Nam làm việc bán thời gian cũng phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội cùng với người sử dụng lao động nếu họ đáp ứng được một số tiêu chí nhất định.
Đề xuất được đưa vào Dự thảo Luật BHXH sửa đổi trình Quốc hội xem xét cho ý kiến có nêu rằng lao động được thuê làm việc bán thời gian, làm theo giờ, nhưng hưởng mức lương hằng tháng bằng một nửa lương tối thiểu vùng 1 sẽ thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó người làm thuê tức người lao động đóng một phần, người đi thuê tức người sử dụng lao động phải đóng một phần.
Hiện tại, đề xuất không nêu mức đóng cụ thể nhưng nhiều khả năng tỉ lệ sẽ được áp dụng tương tự như tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động Việt Nam chính thức như hiện tại, tức 10.5% lương tháng từ người lao động và 21.5% lương tháng từ người sử dụng lao động.
Chi tiết về đề xuất người lao động làm việc bán thời gian cũng phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội
Theo Bộ Lao động, nhóm người lao động làm việc bán thời gian, không có hợp đồng lao động cụ thể cũng như không phải đóng bảo hiểm xã hội chiếm tỉ lệ tăng dần trong xã hội thời gian qua, thể hiện rõ ràng nhất ở cấp sinh viên làm thêm, sinh viên làm việc bán thời gian, sinh viên mới tốt nghiệp,…
Trong nhiều trường hợp, người lao động đi làm thuê theo giờ có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không có cơ sở pháp lý để hỗ trợ họ đóng cũng như yêu cầu quyền lợi từ doanh nghiệp sử dụng họ.
Đáp ứng nhu cầu lao động và đóng bảo hiểm xã hội của nhóm này, Bộ Lao động đề xuất bổ sung thêm nhóm lao động làm việc bán thời gian vào nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu thu nhập của họ bằng ít nhất một nửa lương tối thiểu vùng 1 của Việt Nam, tức vùng lương cao nhất tại Việt Nam.
Với mức lương tối thiểu vùng 1 hiện tại là 4,68 triệu đồng/tháng, mức lương thấp nhất để đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc bán thời gian là 2,34 triệu đồng/tháng.
Với mức đóng tương tự như người lao động chính thức, người lao động làm việc bán thời gian cũng sẽ nhận được các chế độ bảo hiểm xã hội như lương hưu, trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế,… khi cần thiết.
Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ giúp tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, tăng thu vào quỹ, giúp đảm bảo sự toàn vẹn của quỹ trước các biến cố khó lường.
Tuy nhiên, khi đề xuất được công khai, nhiều người lao động thuộc diện đề xuất mở rộng đối tượng đóng cũng như công dân nói chung đã bày tỏ tính hoài nghi về sự khả thi của đề xuất. Điều này là hợp lí khi mà tại Việt Nam có nhiều trường hợp người lao động làm việc chính thức thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc miễn đóng để tránh mất một khoản tiền lương hàng tháng.
Đối với người lao động bán thời gian chỉ có thu nhập bằng một nửa mức thấp nhất so với người lao động tại Vùng 1 thì việc họ không mong muốn cắt giảm thu nhập mỗi tháng là nhiều khả năng khi phần lớn đối tượng này đều là sinh viên xa nhà, thu nhập không ổn định và vốn đã không đủ để trang trải cuộc sống.
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn Luật về Lao động và Việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN