Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo đem lại những lợi ích gì? Với môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay, chắc hẳn các doanh nghiệp đang có nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề đăng ký nhãn hiệu. Với lý do trên, ASL LAW xin đưa ra lời giải đáp cho những câu hỏi về việc đăng ký nhãn hiệu logo như thế nào trong bài viết này.
Khái niệm nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu
Khái niệm nhãn hiệu Được quy định cụ thể tại Khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009. Theo đó, “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Từ định nghĩa phía trên, “Nhãn hiệu” có thể được hiểu như 1 “dấu hiệu” có chức năng “phân biệt” hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc cùng tính chất của các cá nhân hay tổ chức khác nhau.
Theo đó, đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký nhãn hiệu logo là một loại thủ tục hành chính, chỉ có thể được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ và các văn phòng sở hữu trí tuệ là đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu
Khi sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, các cá nhân, tổ chức có thể độc quyền sử dụng nhãn hiệu cũng như cho phép các cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu và ngăn chặn việc bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu một cách trái phép.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể sử dụng nhãn hiệu với các hoạt động như gắn nhãn hiệu lên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm, gắn nhãn hiệu lên phương tiện kinh doanh/phương tiện dịch vụ/các loại giấy tờ khác sử dụng trong hoạt động kinh doanh, hay lưu thông, mua bán, quảng cáo… để bán hàng hóa. Hơn nữa, chủ sở hữu nhãn hiệu còn được phép nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu của mình.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu bảo hộ logo
Bước 1: Chủ sở hữu và người nộp đơn sẽ tra cứu khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu.
Bước 2: Soạn đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo theo mẫu có sẵn kèm theo mẫu nhãn hiệu logo mà chủ sở hữu nhãn hiệu dự định sẽ đăng kí (kích thước nhãn hiệu, logo 8cm x 8cm). Sau khi hoàn thành hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chủ sở hữu nhãn hiệu hay đại diện có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cục SHTT.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (tổng thời gian dự kiến: 13-18 tháng)
Hoạt động đăng ký nhãn hiệu thông thường sẽ bao gồm các giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Trong khoảng thời gian 01 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục SHTT, trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về mặt hình thức cũng như bao gồm đầy đủ những thông tin liên quan đến chi phí, quyền nộp đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi quyết định chấp nhận đơn hợp lệ cho người nộp đơn.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng được những yêu cầu trên, Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo đơn thiếu sót, yêu cầu người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thực hiện sửa đổi hồ sơ trong vòng 02 tháng, có thể gia hạn với mức thời gian tương ứng.
Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu tại Công báo sở hữu trí tuệ
Trong khoảng thời gian 02 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận hình thức, Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố những thông tin liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu trí tuệ với mục đích giúp bên thứ ba có thể tiến hành yêu cầu phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu nếu có nhu cầu.
Giai đoạn 3: Thẩm định khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Trong vòng 9-12 tháng (có thể lâu hơn) kể từ ngày công bố đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo về khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp đơn đăng ký đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về nội dung của cục SHTT, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải trả lời thông báo từ chối này trong vòng ba tháng kể từ khi có thông báo của cục SHTT.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn về luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc tế.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN