Mới đây, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc. Quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt được phân loại theo mã HS 2922.42.20 có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc, trên cơ sở kết quả rà soát lần thứ nhất. Mã vụ việc là AR01.AD09.
Dựa trên đề nghị rà soát của bên liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương 2017, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 640 về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia, Trung Quốc.
Bột ngọt bị áp thuế chống bán phá giá theo quyết định của Bộ Công thương là những sản phẩm được sử dụng trong chế biến thực phẩm, nấu ăn, bột ngọt được người tiêu dùng trực tiếp sử dụng trong việc chế biến thức ăn. Sản phẩm được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm gia vị khác, các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, nước chấm, nước xốt, mì gói…
Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá hơn 5 triệu đồng/tấn với bột ngọt nhập từ Indonesia và Trung Quốc
Bộ Công Thương cho biết, trình tự thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá được thực hiện theo pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, pháp luật về thuế xuất nhập khẩu và các quy định pháp luật có liên quan.
Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Indonesia là trên 5,2 triệu đồng/tấn.
Với Trung Quốc, mức thuế chống bán phá giá được áp dụng cho từng tổ chức, cá nhân là 6,3 triệu đồng/tấn; trong khi với các tổ chức, cá nhân tại Hong Kong (Trung Quốc), mức thuế dao động thấp nhất là 3,4 triệu đồng/tấn và cao nhất là trên 5 triệu đồng/tấn.
Các quyết định miễn trừ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành trước ngày quyết định này có hiệu lực được tiếp tục có giá trị thực hiện đến hết thời hạn hiệu lực của quyết định miễn trừ.

Trước đó, ngày 22/7/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1933 về việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và Indonesia.
Tiếp theo, ngày 28/9/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2217/QĐ-BCT rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia, Trung Quốc.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN