Cơ hội của Việt Nam từ việc tạm dừng Hiệp định toàn diện giữa EU và Trung Quốc về đầu tư

Cơ hội của Việt Nam từ việc tạm dừng Hiệp định toàn diện giữa EU và Trung Quốc về đầu tư

Việt Nam có thể được hưởng lợi sau khi EU và Trung Quốc tạm dừng Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI). CAI được cho là một hiệp ước song phương quan trọng sẽ thay thế 26 hiệp ước đầu tư song phương hiện có giữa 27 quốc gia thành viên EU và Trung Quốc, do đó cung cấp một khuôn khổ pháp lý thống nhất cho mối quan hệ đầu tư giữa EU và Trung Quốc.

Các mục tiêu chính của CAI bao gồm tăng cường việc bảo vệ các khoản đầu tư của EU vào Trung Quốc và ngược lại, cải thiện sự chắc chắn về mặt pháp lý liên quan đến việc đối đãi với các nhà đầu tư EU ở Trung Quốc, giảm thiểu các rào cản đối với việc đầu tư vào Trung Quốc, và do đó, khuyến khích đầu tư song phương và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2021, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết tạm dừng việc phê chuẩn (CAI) để đáp lại các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với những người ủng hộ nhân quyền ở Châu Âu.

Mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa EU và Trung Quốc, đã khiến tương lai của CAI – vốn đã có 7 năm hình thành – đang bị đặt dấu hỏi.

Tầm quan trọng đối với thương mại và đầu tư

Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về việc tạm dừng việc phê chuẩn CAI không có nghĩa là thỏa thuận giữa 2 bên đã đi đến hồi kết. Nếu Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức EU, có thể Nghị viện châu Âu sẽ bỏ phiếu phê chuẩn CAI.

Ngay cả khi không có CAI, năm ngoái, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU, với giá trị thương mại giữa 2 bên là 709 tỷ USD vào năm 2020. Mặc dù CAI có thể thúc đẩy thương mại và đầu tư, nhưng đó không phải là điều kiện tiên quyết. 

Những tranh chấp chính trị gây ra rủi ro cho các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Trung Quốc, nhưng mối quan hệ kinh tế giữa 2 khu vực vẫn sẽ được duy trì kể cả trong trường hợp CAI không được thông qua.

Cơ hội của Việt Nam 

Do đó, và khi CAI vẫn còn trong tình trạng không rõ ràng, Việt Nam có khả năng được hưởng lợi khi các doanh nghiệp EU tìm cách đa dạng hóa sản xuất và đầu tư. Châu Á vẫn là thị trường tiềm năng và Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn để đầu tư của các doanh nghiệp EU.

Trước khi đại dịch xảy ra, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng GDP trung bình là 7% và vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Ngay cả trong thời kỳ đại dịch, Việt Nam là một trong số ít quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Có một số yếu tố dẫn đến thành tựu này, như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung – một yếu tố đem đến lợi ích cho Việt Nam.

Các hiệp định thương mại tự do

Ngoài một số hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, thì hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8 năm 2020 là một trong những hiệp định có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp EU.

FTA dự kiến sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 4,6% và xuất khẩu của Việt Nam sang EU lên 42,7% vào năm 2025. Trong khi Ủy ban châu Âu dự báo GDP của EU sẽ tăng thêm 29,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2035.

Ở cấp độ khu vực, Việt Nam hiện đã là đối tác thương mại quan trọng thứ hai của EU trong số tất cả các thành viên ASEAN – vượt qua các đối thủ trong khu vực là Indonesia và Thái Lan. Quan hệ thương mại ngày càng tích cực giữa EU và Việt Nam cũng giúp củng cố vị trí của ASEAN với tư cách là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU.

Với việc CAI bị tạm dừng, các nhà đầu tư nên xem xét các địa điểm sản xuất thay thế ngay bên kia biên giới Trung Quốc. Ngoài ra, nếu CAI với Trung Quốc được phê chuẩn, các doanh nghiệp có thể sử dụng Việt Nam trong khi lập kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc.

Bằng cách bố trí các trung tâm sản xuất gần với các trung tâm truyền thống ở Trung Quốc, các nhà sản xuất có thể giảm chi phí và hạn chế sự gián đoạn hoặc chậm trễ đối với chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, nhiều nhà máy ở Việt Nam thuộc sở hữu của nước ngoài với vốn đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Điều này giúp quá trình chuyển đổi từ Trung Quốc sang Việt Nam suôn sẻ hơn, giúp việc chuyển danh sách kiểm tra, thông số kỹ thuật hoặc thông tin sản phẩm khác hiện có trở nên dễ dàng hơn.

Mạng lưới giao thông

Vị trí của Việt Nam gần với các tuyến vận chuyển trong khu vực tạo nhiều thuận lợi các nhà sản xuất tại Việt Nam tập trung vào việc xuất khẩu.

Với đường bờ biển dài khoảng 3.200 km với khoảng 114 cảng biển. Ba cảng biển lớn nhất Việt Nam là Hải Phòng (Miền Bắc), Đà Nẵng (Miền Trung) và Sài Gòn (Miền Nam).

Ngoài ra, Việt Nam có một mạng lưới đường sắt rộng khắp: như tuyến đường sắt Côn Minh (Trung Quốc) – Hải Phòng (Việt Nam) dài 855 km và vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa. Bộ Giao thông Vận tải cũng đã đề xuất nâng cấp tuyến đường sắt này.

Trong khi cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa sánh được với Trung Quốc, chính phủ đã ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, chính phủ đã nỗ lực cải thiện các chính sách kinh doanh và luật lao động, bao gồm thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Việt Nam cũng sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng.

Chính phủ cũng đã đầu tư vào các khu công nghiệp, và khoản đầu tư này dự kiến sẽ tăng lên khi đầu tư nước ngoài xuất hiện.

Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi nhưng vẫn cần cẩn trọng 

Mặc dù Việt Nam là một điểm đến thu hút đầu tư lý tưởng, nhưng Việt Nam không thể thu hút toàn bộ sản lượng từ Trung Quốc hoặc cạnh tranh với nước này về cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng. Vẫn còn tồn tại những hạn chế và các nhà đầu tư phải xem xét kỹ lưỡng tới từng ngành, địa điểm và loại hình kinh doanh để xem liệu Việt Nam có phù hợp với nhu cầu kinh doanh của họ hay không.

Việc đóng cửa gần đây của Việt Nam do làn sóng thứ tư của đại dịch đã dẫn đến tăng trưởng âm trong Quý 3, mức tồi tệ nhất trong gần bảy năm. Việc đóng cửa đã ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh một cách đáng kể.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều triển vọng tích cực về môi trường kinh doanh của Việt Nam sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Gần một nửa số nhà đầu tư dự báo triển vọng ổn định và cải thiện cho Việt Nam trong quý 4 của năm với 69% lãnh đạo doanh nghiệp dự định duy trì hoặc tăng đầu tư trong quý 4.

Tất cả những yếu tố trên đã chỉ ra tương lai tích cực cho hoạt động thương mại Việt Nam-EU. Thách thức của Việt Nam sẽ liên quan đến việc quản lý tăng trưởng một cách có triệt để, tăng tỷ lệ tiêm chủng trong khi kiểm soát đại dịch. 

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, tư luật về bất động sản.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Đăng ký thương hiệu quốc tế

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu mới

    Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Luật sư sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu công ty

    Đăng ký nhãn hiệu logo

    Đăng ký sáng chế

    Dịch Vụ đăng ký sáng chế

    Đăng ký độc quyền sáng chế

    Đăng ký bản quyền tác giả

    Đăng ký bản quyền phần mềm

    Thủ tục đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền bài hát

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***

     

     

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup

     

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam

     

    Đăng ký sáng chế

    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam

     

    Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

    Mở công ty tại Việt Nam

     

    Tư vấn tài Chính – Ngân hàng

    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

     

    Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng

    Dịch vụ sở hữu trí tuệ

     

    Pháp lý về lao động và việc làm

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

     

    Tư vấn giải quyết tranh chấp

    Đăng ký bản quyền

     

    Tư vấn nhượng quyền thương mại

           

     

     

     

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat