Ngày 21 tháng 01 năm 2022, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã gửi thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm tấm trải sàn vinyl (vinyl tiles other than in roll or sheet form) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết rằng Tổng vụ Phòng vệ Thương mại (DGTR) thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ đã bắt đầu khởi xướng điều tra việc chống bán phá giá đối với một số sản phẩm tấm trải sàn vinyl không phải ở dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
DGTR khởi xướng điều tra vụ việc sau khi nhận được đơn khiếu nại của các công ty. Các công ty này cáo buộc rằng việc các đối thủ bán phá giá sản phẩm tại thị trường Ấn Độ tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại trong nước kể từ tháng 9/2019, cụ thể là việc hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng này ở Ấn Độ.
Cụ thể, nguyên đơn trong vụ điều tra chống bán phá giá đối với tấm trải sàn vinyl có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam chính là Công ty TNHH Welspun India, Welspun Flooring, Welspun Global Brands.
Hàng hóa bị rà soát bao gồm tấm trải sàn vinyl được phân loại theo các mã HS 3918.10.90; 3918.10.10, 3918.90.10, 3918.90.20 và 3918.90.90
Thời gian điều tra vụ chống bán phá giá đối với tấm trải sàn vinyl diễn ra từ mùng 1 tháng 10 năm 2020 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021.
Quy trình điều tra chống bán phá giá đối với tấm trải sàn vinyl tại Ấn Độ
Các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan cần phải tải bản câu hỏi điều tra trên trang thông tin điện tử của DGTR: https://www.dgtr.gov.in/anti-dumping-guidelines/exporters-questionnaire
Sau đó, các bên liên quan sẽ có thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng để nộp bản trả lời câu hỏi, ý kiến, lập luận để DGTR nghiên cứu, xem xét. Trong trường hợp không nhận được thông tin, bản trả lời câu hỏi hoặc thông tin không đầy đủ, không hợp lệ, DGTR sẽ sử dụng dữ liệu sẵn có để tính toán biên độ phá giá.
Các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu liên quan cần phải nghiên cứu kỹ các tài liệu, thông tin liên quan tới vụ việc và hợp tác đầy đủ, toàn diện, thực hiện đúng hướng dẫn của DGTR. Đồng thời, DGTR cũng khuyến nghị các bên liên quan trong vụ việc cân nhắc việc tư vấn ý kiến luật sư/đơn vị tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực chống bán phá giá tại thị trường Ấn Độ để đạt kết quả kháng kiện tốt nhất.
Việc không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ theo yêu cầu của DGTR có thể dẫn tới việc DGTR sử dụng các chứng cứ bất lợi sẵn có làm căn cứ ra quyết định áp thuế chống bán phá giá ở mức cao.
Nếu việc bán phá giá được xác định là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước thì DGTR sẽ đề xuất việc áp đặt nghĩa vụ chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhập khẩu này.
Sau đó, Bộ Tài chính Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng để áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng này.
Đọc thông tin chi tiết về vụ việc điều tra tại đây.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
||
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|