Theo thông tin từ Bộ Công Thương, đến hiện tại đã có 72 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đây là minh chứng thể hiện sự phát triển đột phá của Việt Nam trên khán đài quốc tế thông qua sự công nhận của các quốc gia đồng minh.
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc được công nhận là nền kinh tế thị trường chính ở lĩnh vực phòng vệ thương mại, xuất nhập khẩu.
Khi các quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường tiến hành điều tra phòng vệ thương mại đối với sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam, cơ chế tính toán biên độ bán phá giá sẽ có sự ưu đãi nhất định.
Một số nền kinh tế lớn công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường bao gồm Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc,… và mới nhất là Vương quốc Anh.
Trong đó, Hoa Kỳ là một trong các quốc gia có quan hệ đối tác thương mại quan trọng với Việt Nam song lại không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Kể từ cuộc điều tra chống bán phá giá đầu tiên khởi xướng với Việt Nam từ năm 2002, Hoa Kỳ đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường.
Mới đây, nhân dịp Thủ tướng Việt nam đến thăm Hoa Kỳ, lời đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường dựa trên kim ngạch thương mại, lịch sử hợp tác và mới nhất là sự nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện đã được đưa ra.
EU cũng giữ nguyên quan điểm xem Việt Nam là kinh tế phi thị trường dựa trên các tiêu chuẩn khắt khe của liên hợp các quốc gia này.
Xác định nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế phi thị trường (non – market economy) dùng để chỉ các nền kinh tế nơi chính phủ có độc quyền hoặc gần như độc quyền về thương mại và nhà nước ấn định giá cả nội địa. Theo đó, giá cả hàng hóa trong nước và xuất xứ sang nước ngoài sẽ không được phản ánh khách quan mà có sự can thiệp về giá trị.
Điều này có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của các quốc gia nơi hàng hóa đó được xuất khẩu đến. Sự bất lợi này thể hiện rõ nhất ở việc sản phẩm bị bán phá giá, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa của nước nhập khẩu và tác động đến lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất nội địa.
Khi bị xác định là nền kinh tế phi thị trường, các nguyên tắc tính toán giá trị hàng hóa thông thường sẽ không được sử dụng trong các cuộc điều tra phòng vệ thương mại. Quốc gia điều tra sẽ có thể sử dụng một quốc gia thứ ba với sản phẩm xuất khẩu và nền kinh tế tương tự để tính toán giá trị thông thường của hàng hóa thay vì sử dụng dữ liệu do doanh nghiệp bị điều tra cung cấp. Phương thức này thường sẽ gây bất lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu từ các nền kinh tế bị xem là phi thị trường.
Thời gian tới, nếu Việt nam được các đối tác thương mại quan trọng như Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được hỗ trợ lớn trong các cuộc điều tra phòng vệ thương mại như điều tra chống trợ cấp, chống bán phá giá, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo quy định, Bộ Thương mại Mỹ sẽ quyết định có khởi xướng xem xét lại việc công nhận quốc gia nộp đơn đề nghị công nhận là nền kinh tế thị trường hay không trong 45 ngày và đưa ra kết luận trong 270 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN