góc nhìn về vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của SIAC tại Việt Nam, công nhận và cho thi hành phán quyết của SIAC tại Việt Nam, khó khăn trong việc thi hành phát quyết SIAC tại Việt Nam , thi hành phán quyết SIAC tại Việt Nam, Công ty Nhựa Rạng Đông Việt Nam thua kiện Công ty Sojitz Nhật Bản,

Vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của SIAC tại Việt Nam qua vụ Công ty Nhựa Rạng Đông thua kiện Công ty Sojitz Nhật Bản

Theo phán quyết của SIAC trong vụ tranh chấp giữa Công ty Nhựa Rạng Đông và Công ty Sojitz Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam phải bồi thường 157 tỷ và trả 21 tỷ đồng các chi phí kèm lãi cho cựu đối tác chiến lược trụ sở ở Nhật. Tuy nhiên, dù đã có phán quyết của SIAC, Rạng Đông Holding đã nhiều lần phớt lờ cảnh báo, không thực hiện việc trả tiền bồi thường thiệt hại cũng như các chi phí, lãi chậm thanh toán phát sinh.

Theo thông tin công bố trong cuộc họp bất thường của mình, Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (RDP) phải bồi thường thiệt hại cho Sojitz Pla-net Corporation khoảng 156,9 tỷ đồng cùng khoản lãi 10% một năm tính từ ngày 1/4/2020 đến ngày thanh toán.

Ngoài khoản tiền trên phát sinh từ tranh chấp hợp đồng mua bán cổ phần, RDP còn phải trả các loại phí của SIAC hơn 370.000 SGD, chi phí pháp lý và các chi phí hợp lý khác gồm 586.000 USD và hơn 7.400 SGD cho cựu đối tác của mình, tương đương hơn 21 tỷ đồng với mức lãi suất 5,33%/năm tính đến thời điểm thanh toán.

Đây là phán quyết cuối cùng của SIAC và mới đây đã được công nhận và cho thi hành bởi Tòa án nhân dân cấp cao TP HCM.

Được biết, 2 công ty bắt đầu hợp tác từ năm 2016. Tuy nhiên, đến cuối quý 3 năm 2017, hai bên đã có tranh chấp về việc mua bán cổ phần. Sau khi không thể hòa giải trong thiện chí, Sojitz đã kiện Rạng Đông lên SIAC với cáo buộc RDP vi phạm một số nghĩa vụ sau chuyển nhượng 5 triệu cổ phần thông thường đã được phát hành và thanh toán đầy đủ với giá trị 174 tỷ đồng.

Sojitz yêu cầu RDP hoàn trả 90% giá mua cổ phần cùng một số chi phí phát sinh như trên. SIAC ra quyết định Sojitz thắng kiện giữa năm 2022. Doanh nghiệp Nhật đã yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền cho công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài SIAC tại Việt Nam để yêu cầu RDP trả tiền bồi thường thiệt hại cùng chi phí phát sinh.

Tòa án nhân dân TP HCM quyết định không công nhận phán quyết trọng tài của SIAC tại phiên tòa sơ thẩm. Sojitz sau đó kháng cáo quyết định trên lên Tòa án nhân dân cấp cao TP HCM. Sau phiên phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao TPHCM quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài của SIAC.

Góc nhìn về vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của SIAC tại Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng phát triển với sự gia tăng của hoạt động đầu tư, hợp tác xuyên quốc gia, việc giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các bên từ nhiều quốc gia khác nhau thông qua trọng tài nước ngoài đã trở thành một phương pháp phổ biến và hiệu quả. Đặc biệt, ngoài phương thức lựa chọn cơ quan trọng tài tại Việt Nam thì nhiều bên đã lựa chọn Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) là cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh.

Tuy nhiên, việc công nhận và thực thi các phán quyết trọng tài nước ngoài không phải lúc nào cũng đơn giản và suôn sẻ. Để thi hành phán quyết của một tổ chức nước ngoài như SIAC, trước hết phán quyết đó phải được công nhận và cho thi hành bởi một Tòa án Việt Nam căn cứ theo khoản 1 Điều 425 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trong quá trình đó, bên phải thi hành án sẽ nỗ lực khiến cho việc thi hành án không hợp lệ và không thể được công nhận tại Việt Nam. Theo đó, để quyết định có công nhận và cho thi hành bản án của Việt Nam hay không thì toà án Việt Nam sẽ không xem xét về mặt nội dung tranh chấp mà chủ yếu tập trung về mặt hình thức, quy trình xét xử vụ việc có vi phạm quy định pháp luật liên quan của Việt nam.

Ngoài vụ việc trên, Việt Nam cũng đã từng chứng kiến một vụ việc tương tự nhưng có kết quả khác biệt là cả Tòa án Việt Nam cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không công nhận và cho thi hành phán quyết vụ kiện trọng tài SIAC số 186 năm 2019 (ABB/186/PLN) tranh chấp giữa GLOBAL PAYMENT SERVICE và UTC INVESTMENT CO., LTD trụ sở tại Hàn Quốc (bên được thi hành án) và Công ty cung cấp dịch vụ nội dung số VMG trụ sở tại Việt Nam (bên phải thi hành án).

Với kinh nghiệm đã tham gia và tư vấn thành công nhiều thương vụ M&A lớn có yếu tố nước ngoài, ASL LAW khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam một số điều sau để phòng tránh rủi ro pháp lý trong tương lai khi ký kết các hợp đồng, nhất là hợp đồng có yếu tố nước ngoài:

– Thường xuyên rà soát hợp đồng, cập nhật các quy định pháp luật tại Việt Nam và quốc tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Tham khảo ý kiến tư vấn pháp lý độc lập và chuyên sâu từ giai đoạn đàm phán, soạn thảo hợp đồng. Điều này giúp đảm bảo các điều khoản hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ, phù hợp với luật pháp.

– Soạn thảo, bổ sung các điều khoản về việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại cùng việc chỉ định một tổ chức trọng tài có uy tín và kinh nghiệm giải quyết các vụ việc cùng lĩnh vực.

– Tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận trong hợp đồng, tránh vi phạm dẫn đến mâu thuẫn. Trong trường hợp có tranh chấp, ưu tiên giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải trước khi khởi kiện ra tòa hoặc trọng tài.

– Trường hợp bắt buộc phải đưa ra vụ việc ra trọng tại SIAC cần có cách tiếp cận và chiến thuật pháp lý phù hợp bao gồm các bước: khi nhận được thông báo từ SIAC hay bên khởi kiện; quá trình giải quyết vụ việc; quá trình tham gia giải quyết; quá trình cho công nhận và thi hành bản án.

Với kinh nghiệm của ASL LAW, chúng tôi hy vọng những khuyến cáo trên sẽ hữu ích với các doanh nghiệp trong việc phòng tránh rủi ro pháp lý trong tương lai.

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn về soạn thảo hợp đồng và rà soát hợp đồng.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat