Việt Nam tiến tới sửa đổi Thông tư số 37/2019/TT-BCT, Thông tư số 37/2019/TT-BCT quy định về việc miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Thông tư số 37/2019/TT-BCT, sửa đổi Thông tư số 37/2019/TT-BCT,

Việt Nam tiến tới sửa đổi Thông tư số 37/2019/TT-BCT quy định về việc miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Sau gần 4 năm thực thi, một số quy định trong Thông tư 37/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc xử lý các hồ sơ đề nghị và việc quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam đã không còn phù hợp với nhu cầu áp dụng trong thực tiễn, dẫn đến một số khó khăn nhất định liên quan đến hệ thống phòng vệ thương mại Việt Nam. Để giải quyết các bất cập này, Bộ Công Thương Việt Nam đã soạn thảo hồ sơ Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37/2019/TT-BCT đang chờ lấy ý người dân.

Để hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2018/NĐ-CP Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, trong giai đoạn 2018 – 2020, Bộ Công Thương đã ban hành 02 Thông tư hướng dẫn gồm:

i) Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp Phòng vệ thương mại; và

ii) Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp Phòng vệ thương mại. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 06/2018/TT-BCT nêu trên.

Sau gần bốn năm tổ chức thực thi, Thông tư 37/2019/TT-BCT là văn bản quy phạm pháp luật giúp Cục Phòng vệ thương mại và Bộ Công Thương có cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc xử lý các hồ sơ đề nghị và việc quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp Phòng vệ thương mại một cách kịp thời, hợp lý, đúng quy định, bảo đảm hiệu quả của biện pháp trên thực tế.

Tuy nhiên, trong quá trình rà soát nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Phòng vệ thương mại nói chung và Thông tư 37/2019/TT-BCT nói riêng, Cục đã nhận thấy một số vấn đề cần sửa đổi trong quy định về việc quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp Phòng vệ thương mại tại Thông tư 37/2019/TT-BCT để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Một trong các nội dung đáng chú ý trong bản Dự thảo đề xuất bởi Bộ Công Thương Việt Nam lần này về phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp Phòng vệ thương mại.

Hiện tại, theo quy định tại Điều 10 Thông tư 37/2019/TT-BCT, Bộ Công Thương xem xét việc miễn trừ áp dụng biện pháp Phòng vệ thương mại theo 6 trường hợp, trong đó có trường hợp: “Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước”.

Viện dẫn khối lượng sử dụng, nhu cầu tiêu thụ trong nước không đủ theo như trường hợp trên, các doanh nghiệp đã nộp đơn đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, thực tế là ngành sản xuất trong nước gần như không thể đáp ứng được nhu cầu nội địa trong hầu hết các vụ điều tra nên trường hợp trên đã trở thành trường hợp tất yếu được áp dụng nếu các doanh nghiệp có nhu cầu nộp đơn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Dù sự thiếu hụt này vẫn có thể được bù đắp từ các nguồn nhập khẩu không bị áp dụng biện pháp Phòng vệ thương mại song nếu áp dụng lí do trên để từ chối hồ sơ yêu cầu miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp sẽ có ý kiến thắc mắc, phản đối quyết định của Cục, trích dẫn trên quy định trong Thông tư số 37.

Để giải quyết triệt để vấn đề này, Dự thảo đã xem xét loại bỏ quy định xem xét miễn trừ trong trường hợp hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước.

Dự thảo có thể được tải về tại đây.

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.

 

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat