Bộ Công Thương khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester

Việt Nam khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester

Việt Nam khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester 11/04/2020 12:00
Việt Nam khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester

Ngày 06 tháng 4 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1079/QĐ-BCT điều tra chống bán phá giá đối với sợi dài làm từ polyester (còn gọi là sợi PFY hay sợi filament) thuộc các mã HS: 5402.33.00, 5402.46.00, 5402.47.00 có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.

Vụ việc được điều tra dựa trên Hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước (sản lượng chiếm 67,4% tổng lượng sản xuất trong nước) nộp vào ngày 07 tháng 11 năm 2019. Theo Hồ sơ yêu cầu, lượng nhập khẩu sợi PFY bán phá giá từ các nước trên đã tăng mạnh trong thời gian qua và là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sợi PFY của Việt Nam.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lượng sợi PFY nhập khẩu vào Việt Nam tăng từ 154 nghìn tấn năm 2017 lên 185 nghìn tấn năm 2019. Sợi PFY được sử dụng để dệt các loại vải dùng trong ngành may mặc. Hiện nay, vải dệt sử dụng trong ngành may mặc chủ yếu được dệt từ ba loại sợi: sợi filament (sợi PFY), sợi xơ ngắn (PSF) và sợi thiên nhiên (chủ yếu là sợi bông), trong đó sợi filament chiếm khoảng 30% lượng tiêu thụ. Công suất thiết kế của các nhà sản xuất sợi PFY trong nước ước đạt 350.000 tấn/năm, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước (khoảng 270.000 tấn/năm).

Trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đánh giá những tác động kinh tế – xã hội để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà nhập khẩu, sử dụng sợi PFY cũng như của ngành sản xuất sợi PFY trong nước, hỗ trợ các ngành dệt may phát triển, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đặc biệt là đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ.

Các bước tiếp theo:

Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá: (i) mức độ bán phá giá; (ii) thiệt hại của ngành sản xuất sợi filament Việt Nam; và (iii) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

Theo quy định của Luật quản lý Ngoại thương, trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Ngoài ra, thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Do đó, Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ Công Thương để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.

Ngày 06 tháng 4 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1079/QĐ-BCT điều tra chống bán phá giá đối với sợi dài làm từ polyester.

ASL LAW là công ty luật chuyên tư vấn về chống bán phá giá tại Việt Nam. Trường hợp cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ với ASL LAW theo địa chỉ sau:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*****

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại

     

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat