Nội chiến Cà Phê: Trung Nguyên và G7, tranh chấp sở hữu trí tuệ G7, tranh chấp sở hữu trí tuệ, tranh chấp sở hữu trí tuệ trung nguyên và G7, tranh chấp nhãn hiệu trung nguyên và G7, tranh chấp nhãn hiệu trung nguyên

Trung Nguyên và G7: tranh chấp sở hữu trí tuệ là chìa khoá chính

Là một trong những ông lớn Cà Phê trong thị trường Việt, Cà Phê Trung Nguyên giờ đây đang khúc mắc với chính người nhà của mình. Trong tranh chấp đó có thể thấy chìa khoá và khó giải quyết nhất chính là tranh chấp về sở hữu trí tuệ giữa các bên.

Sơ lược về cà phê Trung Nguyên

Được thành lập bởi ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Cà Phê Trung Nguyên đã phát triển và trở thành một trong những nhà kinh doanh cà phê hàng đầu Việt Nam. Không chỉ vậy Trung Nguyên còn tham gia vào các lĩnh vực như nhượng quyền thương hiệu; phân phối bán lẻ; du lịch. Hiện tại các sản phẩm của Trung Nguyên đã có mặt trên hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.

Trung Nguyên sở hữu nhiều dòng sản phẩm cà phê cao cấp. Trung Nguyên tập trung vào ngành cà phê phin, rang xay. Trong dòng sản phẩm đó, Trung Nguyên biết cách thu mua và chế biến theo những tỷ lệ phù hợp, tạo ra các loại cà phê có hương vị độc đáo. Rất nhiều người yêu cà phê Việt Nam đều yêu thích các sản phẩn của Trung Nguyên, ngay cả những vị khách khó tính.

Trung Nguyên cũng thành lập nhãn hiệu G7. Bước đi này nhằm thể hiện quyền lực của tập đoàn trong ngành cà phê hòa tan. Sản phẩm đầu tiên của G7 đã ngay lập tức chiếm được sự yêu thích từ 89% người tiêu dùng Việt. Hương vị khác biệt, đậm đặc đã có thể thỏa mãn được gu người yêu thích cà phê Việt.

Đang cùng nhau phát triển, G7 và Trung Nguyên giờ lại đang “xích mích” với nhau.

Chia li, san sẻ quyền lực

Mọi sự bắt đầu từ những rạn nứt trong hôn nhân giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Tháng 11/2015, bà Thảo đệ đơn ly hôn lên Tòa Án Nhân Dân TP.HCM. Sau bốn năm ròng rã, ngày 27/03/2019, tòa án đã chấp thuận cho vợ chồng ông Vũ ly hôn. Bà Thảo có nghĩa vụ chăm sóc các con; còn ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con 10 tỷ đồng mỗi năm. Ông Vũ phải thực hiện nghĩa vụ tính từ 2013 cho đến sau khi các con học xong đại học.

Tuy nhiên, tranh chấp tài sản là một vấn đề tương đối nhức đầu. Cả ông Vũ và bà Thảo đều sở hữu cổ phần trị giá hơn 5.700 tỷ đồng; các cổ phần đó ở nhiều công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên. Tòa chia tài sản 60% cho ông Vũ và 40% cho bà Thảo; đây cũng là tỷ lệ cổ phần mà 2 vờ chồng sẽ chia nhau với tập đoàn Trung Nguyên. Tuy nhiên ông Vũ đã khiếu nại rằng ông cần cổ phần để có thể tiếp tục quản trị tập đoàn. Do đó, cổ phần sẽ nằm toàn phần trong tay ông Vũ. Ông Vũ sẽ thanh toán bằng tiền cho số cổ phần của bà Thảo.

Song, bà Thảo đã đưa ra một đề nghị trước tòa mà đến giờ vẫn còn gây tranh cãi; đó là chia khối tài sản thành Trung Nguyên và G7. Ông Vũ có thể chọn một trong hai nhãn hiệu, và có thể thay đổi quyết định trong vòng một tháng. Trong tất cả các trường hợp, bà Thảo vẫn sẽ tôn trọng quyết định sau cùng của ông Vũ.

Một quyết định tranh cãi

Đề nghị chia tách Trung Nguyên này được đánh giá là một đề nghị hết sức sắc sảo của bà Thảo. Đây là một giải pháp tốt để giải quyết được mâu thuẫn từ cả hai bên. Đề nghị này sẽ công bằng hơn với cả hai người và với tài sản quan trọng nhất là cổ phần tại công ty mẹ: Công ty CP Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment).

TNI nắm giữ quyền kiểm suát với Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên; TNI còn là chủ sở hữu trí tuệ các nhãn hiệu thuộc nhóm cà phê Trung Nguyên. Các sản phẩm trí tuệ đó liên quan tới nhãn hiệu công ty, chuỗi quán, cà phê bộ, hạt, hòa tan, tươi,….

Việc này sẽ giúp cho bà Thảo có thể kinh doanh cà phê với một thương hiệu đã có tiếng. Như vậy, bà Thảo sẽ không phải làm lại từ đầu với nhãn hiệu riêng King’s Coffee. Tuy nhiên, nó có thể vô tình gây suy yếu sức ảnh hưởng của Trung Nguyên. Trung Nguyên là một trong ba chân chống cà phê Việt Nam, cùng với Vinacafe Biên Hòa (Masan) và Nescafe (Nestle). Việc “chia cắt” này lại khiến cho Trung Nguyên có thêm đối thủ là G7; đây là một bước đi chắc chắn sẽ bất lợi cho Trung Nguyên. Tuy nhiên nó sẽ là một bước đi làm sôi động thị trường cà phê Việt.

Tranh cãi

Cho tới giờ, cả 5 bộ ngành vẫn bế tắc với vụ tranh chấp sở hữu trí tuệ này. Được biết vấn đề này vẫn cần phải có phán quyết của Tòa án. Nhưng hiện vẫn tồn tại quá nhiều quan điểm khác nhau. Phải nói Trung Nguyên có một kho tài sản sở hữu trí tuệ vô hình là những nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam cũng như những nhãn hiệu đăng ký quốc tế. Hiện chưa có thông tin về đăng ký sáng chế hay đăng ký kiểu dáng của Trung Nguyên.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu nhãn hiệu G7, Trung Nguyên thuộc TNI. Tuy nhiên vụ kiện giữa ông Vũ và bà Thảo đang tạm đình chỉ nên quyền sở hữu này đang trong tình trạng tranh chấp.

Nhưng Bộ Khoa học và Công nghệ lại có quan điểm khác. Bộ cho rằng hai nhãn hiệu này là tài sản chung của CTCP TNI. Điều đó đồng nghĩa công ty có quyền định đoạt tài sản này, bất kể việc ông Vũ và bà Thảo có nắm giữ cổ phần trong công ty không.

Hiện các bộ đều cho rằng các tình tiết cụ thể vẫn cần phải xác minh, điều tra thêm. Trong bối cảnh đó, Tổng cục Hải Quân vẫn chấp nhận thông quan cho các lô hàng mang hai nhãn hiệu này. Trong điều kiện phải cung cấp hóa đơn, đơn từ chứng minh lô hàng được mua từ Chi nhánh tại Bắc Giang.

Vị thế của Trung Nguyên với thị trường Việt rồi sẽ ra sao?

Trung Nguyên là hãng cà phê đứng thứ 3 ở thị trường Việt, sau Vinacafe và Nescafe. Ba hãng nói trên đã là ba chân trụ trong một thời gian rất lâu. Việc chia thành hai khối IP Trung Nguyên và G7 này rất có thể sẽ làm suy yếu tập đoàn này trong ngành cà phê. Nếu như bà Thảo nhận lấy G7; (một quyết định hiển nhên là ông Vũ sẽ chọn lấy Trung Nguyên); bà Thảo không phải mất công gây dựng lại bằng King’s Coffee. Nhưng quyết định đó lại làm Trung Nguyên mất đi nhãn cà phê nổi tiếng của mình từ 2003. Trung Nguyên yếu đi là vậy, nhưng biết đâu thị trường cà phê Việt lại sôi nổi hơn? Bởi lẽ giờ đây Trung Nguyên còn phải đối đầu với chính nhãn hiệu mà đã từng là của mình.

Hiện tại vụ việc vẫn cần nhiều xác minh và thống nhất của các bộ ngành để có thể tiến triển.

Liên hệ với công ty luật sở hữu trí tuệ ASL LAW để được hướng dẫn về các thủ tục đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat