Thương Hiệu Nổi Tiếng Tuyên Bố Rút Khỏi Nga: Nói Được Làm Được, Hay Nói Thì Dễ, Làm Thì Khó, Nhượng quyền thương mại tại Nga, franchise tại Nga, thương hiệu của Mỹ rút khỏi Nga, thương hiệu nổi tiếng của Mỹ rút khỏi Nga, thương hiệu nổi tiếng của Châu Âu rút khỏi Nga, thương hiệu nổi tiếng của rút khỏi Nga, thương hiệu nổi tiếng rút khỏi Nga, nhượng quyền thương hiệu, franchise

Thương hiệu nổi tiếng rút khỏi Nga: Nói được có làm được?

Một loạt các công ty của Mỹ và Phương tây như Subway Russia, McDonald, KFC, Taco Bell, Pizza Hut tuyên bố rút khỏi Nga. Liệu việc này nói là làm được luôn hay nói cho vui? Việc trả lời cho câu hỏi này sẽ làm sáng tỏ những góc khác của Nhượng quyền thương mại và việc vươn rộng ra thế giới, mở rộng quy mô thông qua mô hình kinh doanh vốn được xem là siêu việt này.

1. Một Loạt Thương Hiệu Nổi Tiếng Thế Giới Tuyên Bố Rút Khỏi Thị Trường Nga

Danh sách các thương hiệu nổi tiếng của Mỹ và Phương tây ngày càng dài, toàn là tên tuổi máu mặt, có thể kể đến các tên như Kodak, Subway, Burger King, KFC, McDonald, Hyatt và Hilton. Cách thức các thương hiệu nổi tiếng này hiện diện tại Nga được thực hiện qua phương thức truyền thống và vô cùng hiệu quả là: Nhượng Quyền Thương Mại (Franchise).
Nguyên nhân các bên nêu ra thường gắn với việc bảo vệ uy tín của thương hiệu do chiến tranh tại Ukraina. Để xem việc này ảnh hưởng thế nào đối với Nga thì phải đánh giá Nhượng quyền thương mại đang đóng góp giá trị như thế nào vào nền kinh tế của Nga.

2. Quy Mô Nhượng Quyền Thương Mại Tại Nga

Hiện nay, Nga chiếm vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng thế giới về tốc độ tăng trưởng số lượng các công ty nhượng quyền. Nga có khoảng 2780 thương hiệu nhượng quyền (Statista 2022) và hơn 50.000 đơn vị nhận nhượng quyền. Xét về số điểm nhượng quyền thương mại năm ngoái, Nga dẫn trước Đức với 74,6 nghìn điểm. Trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang thay đổi, nhượng quyền thương mại tiếp tục là một trong những hình thức kinh doanh hứa hẹn nhất ở Nga. Doanh thu của thị trường nhượng quyền thương mại ở Nga chiếm một phần đáng kể trong GDP của đất nước, trong năm 2017, con số này lên tới hơn 3,5% (nguồn: Franchise world link).
Như vậy có thể nói việc các thương hiệu nổi tiếng rút khỏi thị trường Nga sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nga.
Tăng trưởng Nhượng quyền thương mại tại Nga qua các năm
Tăng trưởng Nhượng quyền thương mại tại Nga qua các năm

3. Bản Chất Của Nhượng Quyền Thương Mại Là Gì?

Bản chất là bên nắm quyền một mô hình kinh doanh cho bên khác khai thác, sử dụng mô hình kinh doanh đó qua Hợp đồng nhượng quyền thương mại. Trong đó, bên nhượng quyền sẽ nắm quyền chi phối gần như tuyệt đối với bên Nhận quyền. Phương thức phát triển mô hình nhượng quyền thường có hai cách:
– Cách 1: Tự thân bên nhượng quyền tìm các bên muốn nhận nhượng quyền và ký kết hợp đồng trực tiếp;
– Cách 2: Bên nhượng quyền ký hợp đồng độc quyền với một bên phát triển mô hình nhượng quyền thương hiệu (Master Franchise), giống như tổng đại lý. Từ đó, bên nắm hợp đồng Master Franchise sẽ thay mặt bên nhượng quyền đi ký kết với các bên mong muốn nhận nhượng quyền, thay vì để bên chủ sở hữu mô hình thực sự ký kết với bên có nhu cầu thuê lại mô hình đó.

4. Cách Thức Xuất Hiện Của Thương Hiệu Nổi Tiếng Của Mỹ Và Phương Tây Tại Nga

Hiện nay các thương hiệu nổi tiếng xuất hiện tại Nga thông qua cả cách 1 và cách 2 nêu trên. Vì vậy, sẽ có rất nhiều vấn đề pháp lý đặt ra đối với việc liệu rằng các thương hiệu này có thể rút khỏi Nga hay không? Đâu sẽ là điều gây tranh cãi.
+ Trong Cách thứ 1, công ty mẹ vẫn nằm ở nước ngoài, và đại diện của công ty mẹ tại Nga sẽ thay mặt làm việc với các đối tác tại đây. Ví dụ, theo nguyên tắc này, công ty Subway Russia của Mỹ, có trụ sở chính tại Nevada, bán quyền kinh doanh của mình. Tất cả các quyết định về việc cấp nhượng quyền thương mại đều do văn phòng Hoa Kỳ đưa ra và tiền bản quyền được chuyển vào cùng một tài khoản hàng tháng. Các công ty nhận nhượng quyền Russian subway của Nga cũng nhận được thiết bị và các vật liệu cần thiết từ Mỹ.
+ Trong Cách thứ hai, công ty nước ngoài bán quyền nhượng quyền thương mại độc quyền cho một công ty Nga (Master franchise). Theo đó, Công ty tại Nga này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhượng quyền trên lãnh thổ Nga, tiến hành đào tạo cho nhân viên của các công ty đối tác, kiểm soát công việc của họ và nhận tiền bản quyền từ họ. Sau đó sẽ chuyển một số tiền thanh toán nhất định cho bên nhượng quyền gốc. Ví dụ về mô hình này chính là việc nhượng quyền thương hiệu Kodak tại Nga.
+ Cách thức khác: công ty nước ngoài bán quyền nhượng quyền thương mại độc quyền cho một công ty nằm tại một quốc gia độc lập khác, không liên quan đến Mỹ hay Nga. Từ đó, công ty này sẽ cấp quyền lại cho các công ty tại Nga.

5. Thực Trạng Các Thương Hiệu Nổi Tiếng Sau Tuyên Bố Rút Khỏi Nga

Hàng trăm công ty Hoa Kỳ trong nhiều ngành khác nhau đã ngừng kinh doanh tại Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt ngoại giao và xã hội tẩy chay nước này. Nhưng một số thương hiệu mang tính biểu tượng của Mỹ vẫn đang phục vụ khách hàng ở đó bất chấp áp lực của công chúng buộc họ phải đóng cửa cửa hàng.
McDonald, ban đầu từ chối tạm ngừng hoạt động ở Nga, sau đó trước áp lực và đã phải tuyên bố vào ngày 8/3 sẽ tạm thời đóng cửa tất cả 850 địa điểm ở Nga, đánh dấu một sự thay đổi chưa từng có sau 32 năm hoạt động tại quốc gia này. Trong khi đó, nhiều cửa hàng Burger King, KFC, Papa John’s và Subway vẫn mở cửa. Các khách sạn Marriott, Hyatt và Hilton cũng vậy.

6. Lực Cản Pháp Lý, Sức Mạnh Của Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại.

Một trong những lý do chính là cơ cấu pháp lý mà các công ty này điều hành các chi nhánh ở Nga. McDonald trực tiếp sở hữu 84% nhà hàng của mình ở Nga, trong khi phần còn lại thuộc sở hữu của những người nhận quyền khác. Ngược lại, RBI, công ty sở hữu Burger King, điều hành tất cả 800 cửa hàng Burger King ở Nga thông qua một đơn vị nhận nhượng quyền độc quyền tại Nga, chuyên tuyển dụng các đơn vị nhượng quyền tại địa phương. Nhóm nhà hàng cho biết việc đóng cửa tất cả các địa điểm ngay là không khả thi vì họ có các thỏa thuận nhượng quyền “không dễ thay đổi”.
Yum Brands, công ty mẹ của KFC, Taco Bell và Pizza Hut, cũng gặp phải tình trạng tương tự. Yum Brands đã tạm thời đóng cửa 70 KFC thuộc sở hữu của công ty trên khắp nước Nga. Nhưng gần 1000 cửa hàng KFC thuộc sở hữu của bên nhận nhượng quyền độc quyền và 50 cửa hàng Pizza Hut vẫn mở cửa. Yum Brands cho biết trong một tuyên bố vào ngày 10 tháng 3 rằng họ đang hoàn tất thỏa thuận với bên nhận quyền chính của mình để tạm ngừng hoạt động Pizza Hut tại Nga.
Cả hai nhóm nhà hàng đều cho biết họ đã đình chỉ các khoản đầu tư mới và mọi hỗ trợ của công ty cho thị trường Nga. Papa Johns, công ty sở hữu 186 nhà hàng ở Nga thông qua một bên nhận quyền chính, cũng đưa ra thông báo tương tự. Subway, công ty sở hữu khoảng 450 địa điểm ở Nga thông qua các nhà nhượng quyền địa phương, cho biết họ sẽ hỗ trợ cứu trợ nhân đạo cho người tị nạn Ukraine nhưng không có kế hoạch đóng cửa các nhà hàng.
Các chuỗi khách sạn Marriott, Hyatt và Hilton đều đã tạm dừng các hoạt động phát triển mới và đóng cửa các văn phòng công ty ở Nga. Nhưng nhiều khách sạn mang thương hiệu của họ vẫn đang hoạt động vì những công ty này không có quyền sở hữu trực tiếp. Marriott cho biết các khách sạn ở Nga của họ thuộc sở hữu của các bên thứ ba và họ đang “đánh giá khả năng” để các khách sạn này vẫn mở. Các khách sạn Hyatt và Hilton ở Nga cũng thuộc sở hữu của các nhà đầu tư địa phương, theo trang tin bất động sản The Real Deal.

7. Điều Khoản Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Trong Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại

Dù các chủ sở hữu gốc của thương hiệu Mỹ và phương tây đưa ra tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại, tuy nhiên, nếu nhìn vào các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền thương mại thì không có điều khoản nào cho phép họ thực hiện điều này. Dù các chủ sở hữu này có lấy lý do Bất khả kháng là chiến tranh hay viện dẫn vào một điều khoản mà họ hay đưa vào trong hợp đồng nhượng quyền thương mại đối với các nước khác là bên nhận nhượng quyền nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ: “Franchisee and/or an Owner fails to comply with Anti-Terrorism Laws or become listed on the Annex to Executive Order 13244;”.
Mặc dù luật Nga cho phép các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng với một thông báo trước 6 tháng. Điều này chỉ được chấp nhận khi hợp đồng nhượng quyền các bên ký là áp dụng luật Nga. Tuy nhiên, thực tế thì rất hiếm khi các công ty sở hữu thương hiệu nổi tiếng Mỹ hay phương tây chấp nhận chọn luật Nga hay cơ quan tài phán của Nga để giải quyết tranh chấp. Theo đó, luật được áp dụng thường là của Mỹ hoặc Anh, cơ quan tài phán cũng vậy. Chính vì vậy, nếu các công ty tại Mỹ có thể mang hợp đồng này ra kiện tại Mỹ hoặc Anh thì cũng không lấy gì làm đảm bảo phía Nga sẽ cho thi hành phán quyết này tại Nga về sau.

8. Những Hành Đồng Lạ Khác Của Các Công Ty Mỹ Và Châu Âu

Mặc dù tuyên bố rút khỏi Nga, tuy nhiên tra cứu dữ liệu đăng ký sở hữu trí tuệ thế giới về đăng ký Nhãn hiệu của các chủ thể Mỹ, Châu Âu vào Nga đến tháng 3 sẽ thấy các con số sau:
+ Châu Âu vẫn nộp 550 Nhãn hiệu vào Nga;
+ Mỹ nộp 394 Nhãn hiệu vào Nga;
Những con số này không khác mấy so với tình hình năm 2021. Trong đó có thể kể đến các công lớn của Mỹ như: Google, Apple.
Danh sách công ty Châu Âu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào Nga qua WIPO
Danh sách công ty Châu Âu và Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào Nga qua WIPO

9. Hệ Lụy Về Lâu Dài Nếu Các Công Ty Mỹ Và Phương Tay Rút Khỏi Nga Hoàn Toàn

Một yếu tố đặc biệt quan trọng để các thương hiệu nổi tiếng xuất hiện tại Nga đó là họ đã đăng ký thành công Nhãn hiệu độc quyền tại đây. Tuy nhiên, luật Nga quy định nếu Nhãn hiệu không được sử dụng trong vòng 3 năm thì nhãn hiệu đó sẽ nguy cơ bị hủy bỏ hiệu lực. Khi đó, bất kỳ bên nào khác cũng có thể đăng ký thay thế.
Như vậy, rất dễ xảy ra tình huống các thương hiệu nổi tiếng này một đi và khi muốn quay lại thì không thể trở lại. Vì vậy, chắc chắn các công ty tại Mỹ và Châu Âu sẽ vẫn tìm cách hiện diện nhất định tại Nga theo cách nào đó để tránh rủi ro này. Vậy nên, nói thì dễ nhưng làm thì chắc chắn sẽ khó khăn.
Contact Me on Zalo
+84982682122
WhatsApp chat