15 lưu ý và thiếu sót trong soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại (franchise), hợp đồng nhượng quyền thương mại, franchise, soạn thảo hợp đồng nhượng quyên thương mại, lưu ý về soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại, thiếu sót về soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại, soạn thảo hợp đồng nhượng quyên thương mại như thế nào

15 lưu ý và thiếu sót khi soạn thảo hợp đồng Nhượng quyền thương mại (Franchise)

COVID19 là nỗi kinh hoàng với nhượng quyền thương mại (Franchise), thị trường nhượng quyền thương mại bị đóng băng kể từ lúc dịch bắt đầu. Hợp đồng hai bên đã ký rồi nhưng chưa kịp triển khai thì dừng lại, chuẩn bị ký thì treo đấy. Và khó khăn trong dịch đã khiến xung đột các bên lên cao và bộc lộ những điểm yếu của hợp đồng Nhượng quyền thương mại. Chính vì vậy, trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại thì các bên cần phải lưu ý đến những thiếu sót khi soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại dưới đây.

1. Lựa chọn ngôn ngữ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa một bên nước ngoài và Việt Nam hoặc ngược lại thường được làm bằng tối thiểu 02 ngôn ngữ. Một điều đang buồn là bản dịch hợp đồng dù có cố gắng thì vẫn thường có nhiều lỗi sai về dịch, ví dụ như sai về những con số do cách quy định con số giữa Việt nam và nước ngoài khác nhau. Sai gì thì sai chứ sai về số tiền khi xảy ra tranh chấp thì sẽ là vấn đề lớn. Chính vì vậy, trong hợp đồng cần phải có quy định khi xảy ra lệch tông tin thì lấy bản hợp đồng ngôn ngữ nào làm cơ sở đối chiếu.

2. Thiếu kiểm soát về các kênh truyền thông sản phẩm, dịch vụ.

Thường thì trong quá trình triển khai mô hình nhượng quyền thương mại sau khi đã ký kết hợp đồng thì bên nhận nhượng quyền sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ nhượng quyền. Điều tệ hại nhất là bên Nhượng quyền để cho bên Nhận nhượng quyền tự phát triển các kênh quảng cáo trên facebook, sở hữu tên miền mà không giữ quyền kiểm soát gốc. Tốt nhất là bên Nhượng quyền nên chủ động tạo ra các kênh này và giao cho bên nhận nhượng quyền sử dụng.

3. Thiếu ràng buộc trách nhiệm khi Nhãn Hiệu chưa được cấp.

Rất nhiều Hợp đồng nhượng quyền thương mại được ký kết khi mà bên Nhượng quyền chưa được cấp Nhãn hiệu. Điều này tạo rủi ro rất lớn cho cả 2 bên, đặc biệt là bên nhận nhượng quyền. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình thì bên Nhận nhượng quyền nên đưa thêm điều khoản trách nhiệm của bên Nhượng quyền nếu nhãn hiệu không được cấp.
Còn để bảo vệ quyền lợi của Bên nhượng quyền, bên nhượng quyền nên đưa thêm Quyền được thay thế nhãn hiệu vào trong trong hợp đồng.

4. Điều khoản bảo mật thông tin không chặt chẽ.

Điều khoản bảo mật thông tin đáng ra phải là điều được quy định chặt chẽ nhất thì ngược lại các bên thường đưa vào những cầu từ chung chung, không lường hết các tình huống. Cụ thể là các lớp chịu trách nhiệm, nghĩa vụ và mức phạt nếu vi phạm bảo mật thông tin cần phải được bóc tách chi tiết và có tính bao vây.
Mẫu thông báo chấp thuận nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Mẫu thông báo chấp thuận nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

5. Thiếu điều kiện linh hoạt về cung cấp nguồn nguyên liệu: Thay thế, thêm.

Có thể nói nguồn nguyên liệu là thứ lợi chính của bên Nhượng quyền vậy nên bên Nhượng quyền sẽ tuyệt đối muốn chi phối điều này. Tuy nhiên, luật sở hữu trí tuệ có những điều khoản giúp bên Nhận nhượng quyền có lợi thế nhất định khi bắt buộc phải đàm phán với bên Nhượng quyền về vấn đề nguyên liệu. Điều khoản này chỉ nên được lôi ra khi bên nhận nhượng quyền thất bại trong đàm phán với bên Nhượng quyền.

6. Thiếu điều khoản chuyển tiếp về quyền.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bên nhượng quyền một ngày đẹp trời được bán cho bên khác. Vậy nên cần phải có điều khoản này vào trong hợp đồng. Hiện nay hầu như các hợp đồng nhượng quyền thương mại trong nước thiếu điều khoản này.

7. Điều khoản bắt buộc chuyển quyền khi bên nhận nhượng quyền bị chấm dứt hợp đồng.

Trong tình huống bên nhận nhượng quyền là được phép cấp quyền thứ cấp cho bên một bên khác thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bên nhận nhượng quyền bị bên nhượng quyền chấm dứt hợp đồng? Ai sẽ tiếp quản các mô hình nhượng quyền thứ cấp đã được bên nhận nhượng quyền phát triển? Để tránh trường hợp mất kiểm soát và đem con bỏ trợ thì trong hợp đồng giữa bên nhận nhượng quyền và bên nhượng quyền ngay từ đầu đã phải có điều khoản bắt buộc chuyển giao các bên nhượng quyền thứ cấp khi bên nhận nhượng quyền bị chấm dứt hợp đồng.

8. Không quan tâm đến linh hồn của nhượng quyền thương mại là bản giới thiệu về mô hình nhượng quyền thương mại.

Không phải tự nhiên mà nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đều coi một tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại là Bản giới thiệu mô hình nhượng quyền thương mại. Điều này là nhằm để bảo vệ quyền lợi của bên nhận nhượng quyền bởi qua Bản giới thiệu sẽ thấy rõ được tỉ lệ thành công của mô hình này, thất bại, thành công bao nhiêu và giúp bên nhận quyền có quyết định đúng trước khi ký kết hợp đồng. Tiếc là hiện nay các bên ở Việt Nam rất xem nhẹ cái này và tạo thành điểm hở pháp lý để các bên tấn công vào khi cần thiết.

9. Thiếu điều kiện kiểm soát, thu hồi quyền, tài sản sở hữu trí tuệ sau khi kết thúc hợp tác.

Để tránh tài sản, quyền gắn với mô hình nhượng quyền thương mại vất vưởng sau khi 2 bên kết thúc hợp tác thì Bên Nhượng quyền cần phải đưa vào điều kiện thu hồi tài sản, quyền khi hợp đồng chấm dứt.

10.Thiếu điều kiện tự động gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại và giới hạn tối đa phí nhượng quyền cho đợt hợp tác tiếp theo sau khi kết thúc giai đoạn đầu.

Đây là điều mà bên nhận nhượng quyền cần phải chú ý đế tránh trường hợp bị ép giá, ép điều kiện ký khi hợp đồng kết thúc và công việc kinh doanh đang tốt.

11. Hạn chế kinh doanh trong lĩnh vực tương tự của bên nhận nhượng quyền.

Cần phải có điều khoản cấm bên nhận nhượng quyền, bên liên kết, thành viên công ty nhận nhượng quyền… thành lập, tham gia hoặc là thành viên của bất kỳ đồng minh, liên minh, liên kết hoặc hiệp hội nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên Nhượng quyền với sự xem xét hợp lý.
Ngay cả trong trường hợp khi hợp đồng nhượng quyền giữa hai bên kết thúc thì bên nhận nhượng quyền cũng bị giới hạn không hoạt động trong lĩnh vực tương tự trong một khoảng thời gian nhất định.

12. Thiếu điều khoản Không liên hệ với các đối tác của bên Nhượng quyền.

Đây là điều tối kỵ để đảm bảo quyền lợi của bên Nhượng quyền mà thường bị bỏ quên. Chẳng gì tai hại bằng việc để bên Nhận nhượng quyền tự liên hệ với đối tác, bởi rất dễ mất mối quan hệ.

13. Thiếu điều khoản lựa chọn khi chấm dứt hợp đồng.

Ví dụ như quyền được lựa chọn mua của Bên Nhượng quyền đối với các tài sản, cải tiến của bên Nhận nhượng quyền, quyền tiếp quản các giấy phép đã cấp cho các cơ sở thứ cấp.

14. Trách nhiệm của bên Nhượng quyền nếu hợp đồng nhượng quyền vi phạm quy định pháp luật Việt Nam.

Hiện nay vì nhiều lý do các bên nhượng quyền thường ẩn NQTM dưới một cái tên gọi khác là Lixăng. Bản chất 02 đối tượng này là hoàn toản khác nhau. Làm điều này đặt mô hình kinh doanh này tại Việt Nam chịu những rủi ro pháp lý nhất định. Vì vậy, bên nhận nhượng quyền cần phải đưa điều khoản này vào trong hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của mình.

15. Chuyển tiền ra nước ngoài cho bên nhượng quyền thương mại

Thường thì khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại xong thì bên nhận nhượng quyền sẽ thanh toán theo các giai đoạn khác nhau cho bên nhận nhượng quyền. Vấn đề xảy ra khi việc thanh toán bị chậm hoặc không đúng tiến độ do ngân hàng từ chối chuyển khoản ra nước ngoài vi Hợp đồng nhượng quyền giữa hai bên chưa được đăng ký với cơ quan chức năng. Chính vì vậy, trong hợp đồng nhượng quyền cần có điều khoản loại trừ trách nhiệm cho bên nhận nhượng quyền nếu xảy ra tình huống thanh toán chậm do lỗi chưa đăng ký mô hình nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền tại Việt Nam.

Danh sách đầy đủ về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam có thể xem tại đây: https://www.moit.gov.vn/nhuong-quyen-thuong-mai1

—-

ASL LAW cung cấp dịch vụ pháp lý đầy đủ về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam bao gồm:

  • Soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa các bên.
  • Rà soát hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
  • Tư vấn về các điều khoản thiết yếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  • Ý kiến ​​pháp lý về hợp đồng nhượng quyền thương mại khả thi.
  • Tư vấn mọi vấn đề trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  • Giải quyết tranh chấp giữa bên nhượng quyền thương mại và bên nhận quyền thương mại trong các hoạt động nhượng quyền thương mại.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*****

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat