Tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam, Tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại tại Việt Nam, công cụ phòng vệ thương mại trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam, phòng vệ thương mại tại Việt Nam

Tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong thời kỳ hội nhập tại Việt Nam

Sử dụng công cụ chính sách phòng vệ thương mại khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là một trong những chủ trương của Việt Nam để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhiều ngành sản xuất trong nước.

Phòng vệ thương mại (PVTM) là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay nhận trợ cấp từ chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.

Tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong thời kỳ hội nhập
Tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong thời kỳ hội nhập

Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng ngày càng được các nước sử dụng nhiều hơn. Nhiều nước coi phòng vệ thương mại (PVTM) là “van an toàn” trong chính sách ngoại thương để ổn định sản xuất trong nước, bảo vệ công ăn việc làm của người lao động.

Tăng cường phòng vệ thương mại trong quá trình hội nhập

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn tại thị trường các nước nhập khẩu, khiến ngành sản xuất nước sở tại phải đề nghị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Ngoài ra, số lượng các vụ việc chống lẩn tránh đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, nhất là khi một số nước có hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam lại sử dụng nguyên liệu chính nhập khẩu từ một số khu vực đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng vấn đề phòng vệ thương mại từ khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có tác động mạnh đến quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của nước ta. Trong quá trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập với thị trường bên ngoài, hệ quả tất yếu của sử dụng công cụ phòng vệ thương mại này gắn những lợi ích cân bằng trong hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo lợi ích của các quốc gia trên thế giới hiện nay.

Vì sao gia tăng vụ việc phòng vệ thương mại?

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Trong nhiều vụ việc, Việt Nam đã thành công, chứng minh Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Điển hình như Australia đã chấm dứt nhiều vụ việc điều tra mà không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam, như vụ điều tra với ống thép và dây đai thép phủ màu.

Trao đổi với PV, ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khẳng định, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và toàn cầu, đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), cùng với xu thế bảo hộ xuất hiện tại một số khu vực, nền kinh tế, các vụ việc phòng vệ thương mại sẽ ngày càng nhiều hơn.

Xu thế bảo hộ xuất hiện tại một số khu vực, nền kinh tế, các vụ việc phòng vệ thương mại
Xu thế bảo hộ xuất hiện tại một số khu vực, nền kinh tế, các vụ việc phòng vệ thương mại

Tính đến tháng 11/2021, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại, trong đó có 13 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ chống trợ cấp, 6 vụ tự vệ và 1 vụ chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại. Đối tượng bao gồm các sản phẩm như thép, kính nổi, dầu ăn, bột ngọt, phân bón DAP, nhôm, ván gỗ, đường mía…

Không cản trở tham gia phòng vệ thương mại

Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và các FTA truyền thống và cả FTA thế hệ mới hầu hết đều đã có điều khoản về phòng vệ thương mai, có mục tiêu xóa bỏ rào cản về thuế đối với thương mại nhưng lại không cản trở quyền của các thành viên tham gia FTA trong việc điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia, ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 2 FTA nữa. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) là 3 FTA thế hệ mới với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Trong bối cảnh này,  ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cũng khẳng định “Cục Phòng vệ thương mại nhận thấy biện pháp phòng vệ thương mại là vấn đề mới nhưng cực kì quan trọng liên quan nhiều đến năng lực pháp lý, năng lực tài chính, kế toán rất phức tạp.

Vì vậy, hơn lúc nào hết doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại để có thể đảm bảo hiệu quả tiến trình hội nhập, cần sử dụng tốt các công cụ phòng vệ thương mại hợp pháp được tổ chức thương mại thế giới cho phép”, ông Lê Triệu Dũng nói.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Đăng ký thương hiệu quốc tế

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu mới

    Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Luật sư sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu công ty

    Đăng ký nhãn hiệu logo

    Đăng ký sáng chế

    Dịch Vụ đăng ký sáng chế

    Đăng ký độc quyền sáng chế

    Đăng ký bản quyền tác giả

    Đăng ký bản quyền phần mềm

    Thủ tục đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền bài hát

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

    Đại diện sở hữu trí tuệ

     

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup

     

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam

     

    Đăng ký sáng chế

    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam

     

    Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

    Mở công ty tại Việt Nam

     

    Tư vấn tài Chính – Ngân hàng

    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

     

    Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng

    Dịch vụ sở hữu trí tuệ

     

    Pháp lý về lao động và việc làm

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

     

    Tư vấn giải quyết tranh chấp

    Đăng ký bản quyền

     

    Tư vấn nhượng quyền thương mại

     

     

     

     

     

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat