tầm quan trọng của trọng tài và quyền lợi doanh nghiệp trong tranh chấp thương mại tại Việt Nam, tầm quan trọng của trọng tài trong tranh chấp thương mại tại Việt Nam, quyền lợi doanh nghiệp trong tranh chấp thương mại tại Việt Nam, trọng tài và doanh nghiệp trong tranh chấp thương mại tại Việt Nam,

Tầm quan trọng của trọng tài và quyền lợi doanh nghiệp trong tranh chấp thương mại tại Việt Nam

Trong bối cảnh ngày càng phức tạp của thị trường thương mại quốc tế, việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng và hiệu quả trở thành một ưu tiên quan trọng đối với doanh nghiệp. Trong ngữ cảnh này, trọng tài thương mại đã nổi lên như một phương tiện quan trọng có khả năng giải quyết hiệu quả các vụ tranh chấp thương mại trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là tại Việt Nam, và ngày càng được áp dụng phổ biến trong thời gian gần đây.

Trọng tài thương mại không chỉ là một hình thức giải quyết tranh chấp, mà còn là một cơ chế hữu ích để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh thương mại quốc tế.

Bài viết này sẽ khám phá sâu hơn về tầm quan trọng của trọng tài thương mại, nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật của hình thức giải quyết tranh chấp này, cũng như các quyền doanh nghiệp có thể áp dụng nếu lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp này.

Tầm quan trọng của trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại

Hiện nay, Việt Nam có ba phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu gồm hòa giải, trọng tài và tòa án. Các phương thức giải quyết tranh chấp trên đều nhằm đảm bảo tính khách quan và hợp pháp trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Mỗi phương thức đều có những ưu điểm riêng và phù hợp với các trường hợp khác nhau. Việc có sự đa dạng trong các phương thức giải quyết tranh chấp tại Việt Nam cho phép các bên tranh chấp có lựa chọn tốt nhất để giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả và công bằng.

Trong các phương thức này, việc giải quyết tranh chấp qua trọng tài thương mại dần trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, có xu hướng được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn thường xuyên hơn so với việc giải quyết qua Tòa án.

Trọng tài đóng vai trò then chốt trong giải quyết tranh chấp thương mại, đặc biệt là trong ngữ cảnh của quy tắc và quy định thương mại quốc tế. Việc lựa chọn trọng tài được tiến hành một cách khách quan theo quy định của khoản 1 Điều 40 Luật Trọng tài thương mại 2010 số 54/2010/QH12 (“Luật Trọng tài thương mại 2010”).

Cụ thể, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên.

Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định bên trên, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn.

Trọng tài viên được lựa chọn sẽ không có xung đột lợi ích tới các bên liên quan trong vụ tranh chấp, qua đó có khả năng áp dụng pháp luật một cách chính xác và công bằng dựa trên kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn tích lũy được trong các lĩnh vực tranh chấp, vốn là điều kiện cần thiết để đạt được chứng nhận trọng tài viên tại Việt Nam và quốc tế.

Trọng tài thường là những chuyên gia với sự chuyên sâu về luật thương mại quốc tế, có khả năng áp dụng hiểu biết chuyên sâu này vào việc phân tích và đưa ra quyết định phù hợp. Đặc biệt, một số trung tâm trọng tài quốc tế như SIAC đã có kế hoạch xây dựng các đội ngũ trọng tài chuyên biệt về một lĩnh vực pháp lý cụ thể, như Luật Sở hữu trí tuệ.

Các chuyên gia này sẽ có kiến thức chuyên môn sâu hơn các trọng tài thương mại đa lĩnh vực bình thường, có khả năng xem xét và giải quyết các tranh chấp có tính chuyên môn cao mà không cần đến sự tư vấn, trợ giúp từ chuyên gia trong lĩnh vực đó ở khu vực tư nhân.

Một ưu điểm khác của trọng tài so với tòa án là ở tính linh hoạt và tốc độ, độ hiệu quả trong giải quyết tranh chấp. Việc có thể nhận được phán quyết hợp pháp trong thời gian ngắn là rất quan trọng trong việc giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp. Đồng thời, tính bảo mật và riêng tư của quá trình trọng tài cũng làm tăng cường sự tin tưởng từ các bên tham gia.

Quyết định của trọng tài có tính chất có hiệu lực toàn cầu và có thể thi hành ở nhiều quốc gia, cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế hiệu quả. Điều này làm tăng tính thiết thực của quy trình trọng tài trong bối cảnh thương mại quốc tế.

Khía cạnh giảm rủi ro chính trị của quy trình trọng tài cũng là một ưu điểm lớn. Bằng cách tập trung vào việc áp dụng pháp luật và các nguyên tắc thương mại, trọng tài giúp loại bỏ những yếu tố không mong muốn và không liên quan đến chính trị từ quá trình giải quyết tranh chấp. Yếu tố phi chính trị được đánh giá là một trong các yếu tố quan trọng giúp các phán quyết trọng tài được công nhận là khách quan, công bằng, không chịu tác động từ các bên thứ ba.

Cuối cùng, tính khả thi và tính tuân thủ của quyết định trọng tài, được thiết lập từ trước khi bắt đầu quá trình, đảm bảo rằng các quyết định được thực hiện một cách công bằng và tuân theo cam kết của các bên liên quan.

Quyền của doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp thương mại qua trọng tài

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc giải quyết tranh chấp thương mại là một khía cạnh quan trọng của hoạt động doanh nghiệp. Nhìn chung, các doanh nghiệp không chỉ đối mặt với những thách thức từ thị trường cạnh tranh gay gắt, mà còn phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến tranh chấp về hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác.

Để giải quyết các tranh chấp đó, phương thức trọng tài thương mại là một lựa chọn phổ biến dần được áp dụng sâu rộng tại Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, trước khi chính thức tiến hành thủ tục trọng tài, các doanh nghiệp cần biết về quyền của họ để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của mình, cũng như đạt được độ hiệu quả cao nhất trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp.

Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010, quyền của doanh nghiệp khi lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại qua trọng tài chủ yếu bao gồm hai loại quyền, gồm:

Quyền tự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp

Quy định về quyền tự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp được đề cao trong Luật Trọng tài thương mại 2010 cùng với các quy tắc tố tụng trọng tài của các trung tâm trọng tài.

Trừ các trường hợp bị cấm, vi phạm pháp luật hoặc trái với quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài thì khi có thỏa thuận giữa các bên về một khía cạnh, thỏa thuận đó sẽ được Trung tâm trọng tài tôn trọng và áp dụng trong giải quyết tranh chấp, như việc lựa chọn trọng tài viên và/hoặc trung tâm trọng tài hoặc việc các bên vẫn có thể thương lượng chấm dứt việc giải quyết tranh chấp dù thủ tục tố tụng trọng tài đã được tiến hành căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Điều kiện về thỏa thuận không nhất thiết phải được thiết lập khi các bên ký kết hợp đồng mà có thể được thành lập trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Trong trường hợp các bên không đưa ra thỏa thuận thì khía cạnh đó sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Ví dụ, theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Trọng tài thương mại 2010, trong tranh chấp thương mại quốc tế có yếu tố nước ngoài mà có ít nhất một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đến việc hai doanh nghiệp áp dụng hệ thống ngôn ngữ khác nhau thì nếu không có thỏa thuận cụ thể về ngôn ngữ được sử dụng trong tố tụng trọng tài thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định loại ngôn ngữ sử dụng.

Nếu các bên trong tranh chấp không thỏa thuận được chi tiết về các yếu tố liên quan đến cơ quan, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Một số khía cạnh khác trong thủ tục tố tụng trọng tài đề cao tinh thần tự thỏa thuận, tự định đoạt, tự quyết định giữa các bên gồm thay đổi trọng tài viên, thành phần hội đồng trọng tài, thẩm quyền xác lập thỏa thuận giải quyết tranh chấp qua trọng tài, hình thức thỏa thuận trọng tài được chấp nhận theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010, địa điểm giải quyết, luật pháp quốc gia áp dụng trong trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài, phiên họp giải quyết tranh chấp, thành phần thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp,…

Đây là tinh thần đã được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010. Cụ thể: “Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội”.

Ngoài ra, một quy định quan trọng xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo hình thức trọng tài và Tòa án, dựa trên nguyên tắc đề cao tinh thần thỏa thuận đã được quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”.

Theo đó, nếu một bên đã nộp đơn khởi kiện tới Tòa án, kể cả trong trường hợp Tòa án đã tiến hành thụ lý vụ án, thì Tòa án căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 và điểm đ khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 số 92/2015/QH13 để ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện cho nguyên đơn và các tài liệu đính kèm.

Quyền yêu cầu ra phán quyết bổ sung hoặc hủy phán quyết trọng tài

Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 và khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại 2010, phán quyết trọng tài thương mại ban hành là chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay mà không có kháng cáo, kháng nghị. Nguyên tắc này khiến việc giải quyết tranh chấp qua trọng tài có ưu điểm so với Tòa án là quá trình giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, không kéo dài vì phải qua nhiều cấp xét xử như giải quyết tranh chấp qua Tòa án.

Đây chính là điểm mạnh khiến nhiều bên tranh chấp có thiên hướng lựa chọn giải quyết qua trọng tài, thay vì tiến hành tố tụng Tòa án thông thường, tốn nhiều thời gian, cơ hội kinh doanh và phát triển của các bên tranh chấp.

Dẫu vậy, quy trình xét xử quá nhanh mang tính một chiều cũng có thể để lại hệ quả là khi phán quyết trọng tài sai, phán quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành mà không có cơ hội sửa như bản án, quyết định của toà án.

Trong trường hợp các bên tranh chấp không đồng thuận với phán quyết trọng tài, họ có thể thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết và phải thông báo ngay cho bên kia biết căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Nếu Hội đồng trọng tài cho rằng yêu cầu này là chính đáng thì Hội đồng trọng tài sẽ ra phán quyết bổ sung trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Ngoài ra, khi có căn cứ chứng minh rằng phán quyết trọng tài được ban hành thuộc các trường hợp bị hủy quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Tòa án sẽ xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của mình trừ trường hợp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo điểm đ khoản 2 điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Trong trường hợp này, Tòa án sẽ là cơ quan có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.

Bên cạnh các quyền trên, các bên tranh chấp còn có các quyền khởi kiện, quyền rút đơn khởi kiện, quyền sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện, quyền tự bảo vệ, quyền kiện lại, còn có quyền sửa đổi bổ sung đơn kiện lại,…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Hội đồng trọng tài có quyền không chấp nhận việc doanh nghiệp thực hiện các quyền sửa đổi, bổ sung này nếu thấy rằng việc đó có thể bị lạm dụng nhằm gây khó khăn, trì hoãn việc ra phán quyết trọng tài hoặc vượt quá phạm vi của thỏa thuận trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 37 Luật Trọng tài thương mại 2010.

ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn về tranh tụng và giải quyết tranh chấp.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
Contact Me on Zalo
+84945073866
WhatsApp chat