sự khác biệt trong phương pháp tính lương hưu giữa khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước Việt Nam, sự khác biệt trong phương pháp tính lương hưu giữa khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, phương pháp tính lương hưu giữa khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước Việt Nam,

Sự khác biệt trong phương pháp tính lương hưu giữa khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước Việt Nam

Hiện nay, phương pháp tính lương hưu giữa người lao động làm việc tại khối doanh nghiệp tư nhân và người lao động làm việc trong nhà nước tại Việt Nam vẫn có sự khác biệt cơ bản, dẫn đến nhiều ý kiến bất bình về cơ chế tính toán chế độ lương hưu. Trong bài viết sau, ASL LAW sẽ phân tích sự khác biệt trong phương pháp tính lương hưu và đưa ra góc nhìn về sự khác biệt này.

Đầu tháng 5 năm 2023, tại buổi tiếp xúc cử tri của tổ đại biểu đơn vị 10 Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM do Liên đoàn lao động thành phố phối hợp tổ chức để nghe ý kiến đóng góp cho dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và Luật nhà ở, một số người dân đã trình bày góc nhìn của mình về vấn đề sự khác biệt giữa phương pháp tính lương hưu giữa khối doanh nghiệp tư nhân và nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2024, những người lao động làm trong khối nhà nước Việt Nam mới tham gia bảo hiểm xã hội thì khi đến tuổi nghỉ hưu, lương hưu sẽ được tính theo bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 (Luật Bảo hiểm xã hội 2014”).

Tuy nhiên, nếu so sánh với người lao động làm việc trong khối doanh nghiệp tư nhân thì khoảng thời gian tính lương hưu dựa trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cuối vẫn là không công bằng vì phần lớn người lao động tư nhân có thời gian làm việc trên 30 năm, thậm chí đến 40 năm và họ được tính lương hưu dựa trên toàn thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội, tức từ những lúc mới bắt đầu làm việc với mức lương thấp do chưa có nhiều kĩ năng, kinh nghiệm.

Ngược lại, khối lao động làm nhà nước lại được tính lương hưu dựa trên những năm cuối trước khi nghỉ hưu. Khi đó, với xu hướng chung thì càng về già, tính lũy được nhiều kinh nghiệm thì người lao động sẽ nhận được mức lương cao hơn. Xã hội rất ít có trường hợp nào càng về già thì lương thực nhận và theo đó, lương đóng bảo hiểm lại ít hơn cả hồi mới đi làm.

Thực hư sự chênh lệch giữa người lao động hai khối

Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về phương pháp tính lương hưu theo chế độ tiến độ, dựa trên khoảng thời gian người lao động nhà nước mới tham gia bảo hiểm xã hội, tức thay đổi dần dần để đảm bảo không tạo nên cú sốc chính sách cho người lao động trong khối nhà nước. Cụ thể:

  • Trước năm 1995 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
  • Từ năm 1995 đến hết năm 2000 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
  • Từ năm 2001 đến hết năm 2006 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
  • Từ năm 2007 đến hết năm 2015 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
  • Từ năm 2016 đến hết năm 2019 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
  • Từ năm 2020 đến hết năm 2024 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
  • Từ năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội (Tương tự với người lao động tại khối doanh nghiệp tư nhân)

Việc điều chỉnh này chứng tỏ rằng Bảo hiểm xã hội, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các ban, bộ ngành khác đã nhận thức được sự bất cập khi có sự phân biệt giữa người lao động nhà nước và khối tư nhân, đặc biệt trong vấn đề lương hưu vốn là chủ đề nhạy cảm và đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người lao động, liên quan đến chính sách an sinh xã hội của Việt Nam.

Tuy nhiên, từ góc nhìn của nhiều đại diện người lao động trong khối tư nhân, việc điều chỉnh với thời gian trải rộng 30 năm từ 1995 đến 2025 là chậm và không công bằng đối với họ. Đặc biệt khi sự điều chỉnh này áp dụng đối với thời gian người lao động tham gia mới vào chế độ bảo hiểm xã hội, không thực sự ảnh hưởng đến quyền lợi của những người đã tham gia bảo hiểm xã hội tính đến thời điểm hiện tại.

Điều đó có nghĩa rằng đối với người lao động sinh năm 2007 trở đi và tham gia làm việc tại nhà nước vào năm 2025 thì mới có sự công bằng cho các thế hệ sau giữa hai khối. Tuy nhiên, đối với những người lao động đã đang trong độ tuổi lao động thì việc điều chỉnh này không có sự hỗ trợ thiết thực đối với họ. Người lao động làm việc trong khối doanh nghiệp tư nhân từ trước đến nay chưa có sự điều chỉnh nào về phương pháp tính lương hưu theo số năm mà vẫn luôn là tính theo toàn bộ thời gian đóng.

Ví dụ, 2 người lao động làm trong khối nhà nước và tư nhân từ năm 2000 và quyết định nghỉ hưu năm 2030 thì người lao động làm tại doanh nghiệp sẽ phải tính trung bình lương trong 30 năm làm việc để tính lương hưu còn người lao động làm trong nhà nước chỉ phải tính trung bình lương đóng bảo hiểm xã hội 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu, tức từ 2024 đến 2030.

Tạm không xét đến vấn đề càng có thâm niên thì xu thế người lao động sẽ nhận lương cao hơn mà chỉ xét đến vấn đề giá trị của đồng tiền thì năm 2010 và 2011 Việt Nam chịu mức lạm phát rất cao, lên đến hơn 10%/năm. Trung bình, mức lương của người lao động trước năm 2008 rất thấp, chỉ khoảng vài trăm nghìn/tháng.

Dù có cơ chế trượt giá bảo hiểm xã hội nhưng cơ chế này luôn không tương xứng với sự trượt giá thật sự của đồng tiền Việt Nam đồng và mức lương thực nhận của người lao động mỗi thời kỳ.

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ phải chịu ảnh hưởng từ các bất lợi trên dù họ nghỉ hưu 20 năm sau khi sự kiện xảy ra, nhưng người lao động làm việc tại Nhà nước Việt Nam thì sẽ hoàn toàn không chịu tác động khi xét đến vấn đề lương hưu.

Chính vì các lí do trên mà nhiều đại diện người lao động làm việc trong khối doanh nghiệp tư nhân đã lên tiếng yêu cầu đòi lại quyền lợi cho họ, cụ thể là xem xét thiết lập cơ chế cách tính lương hưu cho người lao động khối tư nhân theo một lộ trình cụ thể tương tự như người làm nhà nước theo nguyên tắc sẻ chia để không dẫn đến sự chênh lệch quá lớn giữa các nhóm hưởng, tạo nên sự khác biệt quá lớn giữa chế độ của 2 khối.

Điểm khó của chính sách

Từ năm 1993, khi quyết định triển khai áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội cho toàn khối lao động Việt Nam, tức bao gồm thêm khối doanh nghiệp tư nhân thì các nhà lập chính sách đã nhận thức được vấn đề về sự chênh lệch giữa phương pháp tính lương hưu cho hai khối.

Theo tiêu chuẩn quốc tế thì lương hưu phải được tính theo toàn bộ quãng thời gian người lao động tham gia vào hệ thống theo nguyên tắc đóng – hưởng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, sau các cuộc chiến tranh với nhiều thành phần người dân có công với cách mạng thì phương pháp tính lương hưu ưu đãi cũng là một trong các lợi ích Chính phủ cấp cho những thành phần này, sau này chủ yếu biết đến như người lao động làm việc tại Nhà nước.

Thậm chí, tại thời điểm đó những cán bộ Nhà nước vì thời gian cống hiến có thể được thưởng nhà, đất, bất động sản giá trị kéo dài đến thời điểm hiện tại khi quỹ đất còn nhiều.

Để tránh gây nên cú sốc quá lớn với khối lao động nhà nước, dẫn đến tình trạng người lao động ồ ạt rút khỏi nhà nước và chuyển sang làm tư nhân thì năm 1993, Chính phủ đã ban hành giải pháp chuyển đổi dần dần, tịnh tiến theo khung thời gian trung bình 5 năm như quy định ở trên, tổng 32 năm đến năm 2025 thì sẽ áp dụng cách tính toàn bộ thời gian tham gia bảo hiểm như khối lao động tư nhân.

Thực tế có thật sự bất công?

Phản bác lại ý kiến về lợi ích lương hưu mà khối lao động nhà nước đã được hưởng hơn 30 năm, một vài đại diện bên phía lao động nhà nước cũng cho biết rằng phương pháp tính này cũng một phần dựa trên sự chênh lệch về mức lương giữa hai khối bởi trung bình, người lao động làm việc cho doanh nghiệp sẽ có mức lương hàng tháng nhận được cao hơn so với lao động làm tại Nhà nước.

Kể cả khi xét đến hai lao động mới ra trường thì mức lương của doanh nghiệp cũng cao hơn khoảng 1,2 triệu đồng/tháng so với lao động làm tại Nhà nước khi lương tối thiểu cho lao động không trình độ, chưa qua đào tạo ở doanh nghiệp là 4,68 triệu đồng mà lương cho người lao động làm Nhà nước Việt Nam tính theo hệ số, khoảng hệ số 2,34 x lương cơ sở 1,49 triệu đồng cho lao động mới tốt nghiệp đại học, tầm 3,5 triệu đồng.

Ngoài ra, người lao động làm việc cho doanh nghiệp sẽ có cơ chế xét tăng lương trong kỳ hạn ngắn hơn so với lao động nhà nước, khoảng 6 đến 12 tháng tùy thuộc vào doanh nghiệp trong khi lao động Nhà nước có quy định phải 36 tháng mới xem xét điều chỉnh, nâng hệ số lương.

Chính vì vậy mà lao động làm Nhà nước thực tế sẽ có mức lương thực nhận hàng tháng thấp hơn và chỉ đến mức độ ổn định vào những năm cuối trước khi nghỉ hưu, được bù đắp chính sách bằng mức lương hưu cao hơn nếu quyết định cống hiến phần lớn sự nghiệp lao động cho Nhà nước, phục vụ Chính phủ và người dân.

Tạm kết

Việc hài hòa lợi ích lao động giữa khu vực công và khu vực tư nhân tại Việt Nam là một trong những vấn đề đang được quan tâm và thảo luận rất nhiều trong thời gian gần đây. Việc đảm bảo sự cân bằng và công bằng trong việc phân phối lợi ích lao động giữa hai khu vực này là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đem lại lợi ích cho toàn bộ xã hội.

Tuy rằng bài toán cân bằng các chế độ lợi ích, đặc biệt là hưu trí giữa hai khối còn nhiều khó khăn và bất công trong thời điểm hiện tại nhưng trong tương lai, đặc biệt từ 2025 trở đi thì thế hệ lao động tiếp theo sẽ phần nào không còn mâu thuẫn trong phương pháp tính lương hưu nữa, qua đó tạo sự ổn định cho xã hội và góp phần thắt chặt quan hệ giữa 2 khối lao động.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat