Theo thông tin của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tại, chung cư số 143/85 Hạ Đình, quận Thanh Xuân đã được Sở đề xuất với thành phố nhằm mục đích chuyển hồ sơ tới cơ quan công an để điều tra xử lý.
Chuyển cơ quan điều tra chung cư chậm bàn giao phí bảo trì
Trong khoảng thời gian sắp tới, nhiều khả năng 3 – 4 chung cư khác cũng sẽ được chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra vì tình trạng chậm bàn giao phí bảo trì.
UBND thành phố Hà Nội thực hiện chỉ đạo quyết liệt trong thời gian gần đây với mục đích khắc phục triệt để tình trạng tranh chấp kinh phí bảo trì các tòa nhà chung cư. Đặc biệt, Công an thành phố đã trực tiếp tham gia chủ trì, hợp tác với các cơ quan liên quan để thực hiện quá trình điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm của các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì.
UBND thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Xây dựng nhiệm vụ thanh tra toàn diện về nhà ở; theo đó, đẩy mạnh công tác thanh tra quản lý, sử dụng kinh phí trong việc bảo trì các nhà chung cư. Nếu phát hiện các tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm trong việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì, có thể chuyển cơ quan điều tra theo quy định.
Ông Trần Ngọc Minh, Trưởng phòng Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản, Sở Xây dựng Hà Nội chia sẻ: “Tại một số chung cư, sau khi bàn giao nhà cho dân thì chủ đầu tư thay đổi pháp nhân. Thành một pháp nhân mới, tên mới, ông chủ của doanh nghiệp này không phải là chủ trước đây nữa. Hoặc nhiều chung cư trong tài khoản của công ty không đủ tiền nữa, đã bị phong tỏa, rất khó xác định để chuyển sang cho ban quản trị, có thể chuyển sang cổ phần hóa rồi. Việc xử lý đòi lại kinh phí bảo trì rất là phức tạp, nên cần chuyển cho cơ quan điều tra, xử lý những người đã gây thất thoát cho phí bảo trì”.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, đây là giải pháp nhằm giải quyết triệt để tình trạng trì trệ trên của thành phố Hà Nội.
Theo quan điểm của luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty luật ASL Law: “Phần lớn các chung cư vi phạm phí bảo trì mới bị xử phạt hành chính, với số tiền chỉ và trăm triệu đồng, trong khi quỹ bảo trì hàng chục tỷ, nên không có sức răn đe”.
Với yêu cầu khởi tố chủ đầu tư sai phạm, các chủ đầu tư đã xác định kinh doanh lâu dài chắc chắn sẽ phải nghiêm túc bàn giao phí bảo trì đúng hạn cho Ban Quản trị, đặc biệt với các doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án bất động sản.
Mặc dù vậy, trên thực tế, với những trường hợp chủ đầu tư không còn tiền trong tài khoản. Ban Quản trị các chung cư kiến nghị, với một số dự án, chủ đầu tư còn các căn hộ chưa bán, hoặc tài sản của chủ đầu tư có thể khai thác kinh doanh, nếu chủ đầu tư không có đủ khả năng trả lại tiền cho cư dân, có thể xem xét bàn giao các tài sản trên để người dân và ban quản trị quản lý, khai thác lâu dài, bù trừ cho chi phí duy tu, cải tạo, toà nhà.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, tư luật về bất động sản.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN