Mới đây, Chính phủ Việt Nam đã thông báo về việc thông qua việc hoán đổi nghỉ lễ 5 ngày dịp 30/4 để kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày. Lịch trên áp dụng cho công chức, song Bộ khuyến khích chủ doanh nghiệp áp dụng cho người lao động, đảm bảo thực hiện chế độ tiền lương, thưởng đầy đủ.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm cơ quan chuyên môn đề xuất hoán đổi ngày nghỉ trong dịp 30/4-1/5 để thuận tiện cho người lao động. Tuy nhiên, việc đề xuất muộn, sát gần ngày nghỉ lễ khiến nhiều doanh nghiệp không ứng phó kịp dù đây chỉ là chính sách cho khu vực công.
Điều này là vì có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân phải làm việc liên quan đến cơ quan nhà nước, dẫn đến việc nếu cơ quan chuyên môn nghỉ, doanh nghiệp cũng khó làm việc. Chính vì vậy mà dù doanh nghiệp Việt không nhất thiết phải áp dụng chính sách hoán đổi ngày nghỉ này nhưng một bộ phận lớn doanh nghiệp cũng đã chủ động áp dụng chính sách hoán đổi ngày nghỉ.
Điều này cũng có một phần là vì dù không áp dụng thì cũng sẽ có một bộ phận người lao động chủ động xin nghỉ ngày 29 để có thể nghỉ liền 5 ngày, phù hợp với các kế hoạch du lịch, nghỉ dưỡng của họ.
Ngược lại, từ sự kiện này nên có nhiều bên thắc mắc rằng doanh nghiệp Việt Nam có được yêu cầu người lao động thay thế ngày lễ để nghỉ bù vào ngày khác không. Trong trường hợp dịp lễ 30/4-1/5 năm 2024, việc hoán đổi là phù hợp với lợi ích của cả 2 bên, dẫn đến việc không hoặc ít có ý kiến phản đối.
Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, nếu việc hoán đổi chỉ nhằm phục vụ lợi ích của doanh nghiệp mà không bao gồm lợi ích của người lao động thì việc hoán đổi có được phép thực hiện không?
Có nhiều doanh nghiệp trong các đợt cao điểm chế tác cần người lao động làm việc gấp rút qua ngày lễ, chính vì vậy họ đề xuất với người lao động vẫn làm việc ngày lễ và sẽ được nghỉ bù vào ngày khác. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đang áp dụng chính sách này cho các trường hợp đặc thù, đạt được sự đồng ý của người lao động. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, hành động này là vi phạm quy định pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc ngày lễ phải được hưởng lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Khi hoán đổi, doanh nghiệp sẽ có lí do để không trả lương tương xứng cho người lao động bằng mức tối thiểu theo luật định. Trong nhiều trường hợp, để yên lòng người lao động, họ sẽ cung cấp một khoản hỗ trợ nhỏ cho việc đi làm vào ngày lễ song sẽ không tương xứng mức 300%. Tại nhiều doanh nghiệp độc đoán hơn, việc thưởng có thể rất thấp hoặc thậm chí không có, ép bức, cưỡng ép người lao động đi làm vào ngày lễ hoặc đối diện nguy cơ bị sa thải.
Theo quy định của pháp luật, nếu người lao động phải đi làm vào ngày lễ, doanh nghiệp cần phải trả mức lương theo luật tối thiểu cho người lao động, không được đổi ngày nghỉ lễ làm bù vào ngày khác cho người lao động. Việc trả lương cho người lao động nhưng thấp hơn mức tối thiểu cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, thực tế rằng hiện nay phần lớn doanh nghiệp áp dụng chính sách này vẫn không bị xử phạt là vì các trường hợp này rất hi hữu, khó thống kê và xác nhận khi không có đơn tố giác của người lao động.
Ngoài ra, doanh nghiệp thường cũng đã có các biện pháp bảo đảm như có sự xác nhận của người lao động về việc hoán đổi ngày nghỉ lễ, theo đó coi đây là một thỏa thuận giữa hai bên đã được xác nhận bởi người lao động hoặc tổ chức đại diện cho người lao động là công đoàn.
Mặt khác, ở khía cạnh lẽ thường ngoài pháp lý, việc hoán đổi ngày nghỉ lễ cho ngày nghỉ khác cũng làm suy giảm đi ý nghĩa của ngày nghỉ lễ, qua đó làm giảm sức hội tụ, truyền thống uống nước nhớ nguồn của Việt Nam. Chính vì lí do này mà dù ngày giỗ tổ Hùng Vương 18/4 là vào thứ 5 (người lao động nghỉ 1 ngày rồi vẫn phải đi làm thứ 6) cũng không có cơ quan nào đề xuất hoán đổi việc nghỉ ngày giỗ tổ Hùng Vương đến ngày 29/4 để người dân có thể nghỉ trọn vẹn 5 ngày dịp lễ 30/4-1/5, dù rằng về độ hiệu quả thì giải pháp này là tối ưu khi ngày nghỉ lễ, về mặt pháp lý, có thể được bù trừ cho nhau khác với ngày lễ và ngày thường.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn Luật về Lao động và Việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN