Luật doanh nghiệp đang ngày càng tạo nhiều tiềm năng kinh doanh cho các công ty và những tập đoàn lớn muốn tham gia vào thị trường Việt Nam trong tương lai, qua việc loại bỏ những hạn chế còn tồn tại. Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc điều hành công ty luật ASL LAW, đã chia sẻ về những ảnh hưởng của luật pháp đối với nền kinh tế Việt Nam trong vòng 2 thập kỷ qua và cách thức cải thiện nền kinh tế hơn nữa.
Trong khoảng thời gian hơn 20 năm qua, Luật Doanh nghiệp đã có ảnh hưởng gì đến mục đích nâng cấp môi trường kinh doanh tại Việt Nam?
Trong năm 1999, Luật Doanh nghiệp đã được ban hành trên cơ sở Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được kết hợp. Đạo luật đã tạo khuôn khổ pháp lý chung cho các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó là tạo nên sự công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp.
Hơn 20 năm qua, luật đã có hai lần được sửa đổi bổ sung trong các năm 2005 và 2014. Luật Doanh nghiệp được sửa đổi vào năm 2014 được các chuyên gia đánh giá rằng có nhiều đột phá về việc cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt nhiều rủi ro về chính sách đối với các cơ quan doanh nghiệp.
Đầu tiên, luật được sửa đổi vào năm 2014 đã bỏ quy định các doanh nghiệp bắt buộc phải có con dấu riêng. Sự thay đổi này được đánh giá là một động thái tích cực, tương ứng với hệ thống pháp luật của phần lớn các nước tiên tiến trên toàn thế giới. Hơn nữa, điều này cũng giảm bớt các loại giấy phép và quy định cụ thể liên quan đến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và những ngành nghề bị bỏ. Việc đảm bảo an toàn trong kinh doanh trở nên quan trọng hơn, quyền và tài sản của doanh nghiệp bắt đầu được pháp luật bảo vệ.
Điều này đã góp phần thay đổi tích cực nền kinh tế Việt Nam như thế nào, đặc biệt là về khía cạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài?
Luật đã bổ sung nhiều cải cách cần thiết góp phần phát triển môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư từ nước ngoài. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý, đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước, góp phần thay đổi tích cực và phát triển kinh tế tại nhiều tỉnh thành.
Tại giai đoạn đầu tiên, các nhà đầu tư nước ngoài có vai trò thúc đẩy, tạo ra các cột mốc phát triển bằng việc bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển và đào tạo lao động trong nước. Điều này đã góp phần đẩy mạnh việc khai thác và sử dụng nhiều tiềm năng, lợi thế, giúp đất nước đối mặt với các giai đoạn khó khăn, khủng hoảng.
Chỉ sau khoảng thời gian 10 năm sau đổi mới, với sự giúp đỡ của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, phát triển GDP bình quân hàng năm lên tới 8,2%, tạo điều kiện tăng trưởng và phát triển nền kinh tế – xã hội cả nước trong những giai đoạn tiếp theo.
Điều này đã góp phần đổi mới hệ thống kinh tế và môi trường đầu tư kinh doanh dựa trên nguyên tắc kinh tế thị trường, cũng như nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, giúp đẩy mạnh công cuộc đổi mới doanh nghiệp nhà nước, từ đó phát triển năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số vốn đầu tư phát triển ngày càng phát tăng, từ con số gần 15% năm 2005 lên đến 23,7% năm 2017.
Luật này còn tồn tại những vấn đề nào. Chúng đề xuất sửa đổi, bổ sung gì để có thể tạo nên môi trường kinh doanh ổn định và thu hút?
Bên cạnh việc đổi mới cần thiết, luật vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, chi phí tuân thủ đã giảm đáng kể nhưng vẫn ở mức cao, trong khi doanh nghiệp vẫn thiếu công cụ để bảo vệ lợi ích của mình. Chẳng hạn, việc thanh tra của cơ quan chức năng chỉ tập trung phát hiện sai phạm của doanh nghiệp, thay vì tập trung giải đáp thắc mắc, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp.
Như đã đề cập, Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2014 tăng cường sự an toàn cho doanh nghiệp, nhưng vẫn có những rủi ro nhất định đối với họ do các thuật ngữ không thống nhất trong giải thích pháp luật – ví dụ như trong một số thông tư do các bộ ban hành, vì những thông tư này có thể không tương thích với các thông tư khác. Các hướng dẫn thực hiện là tùy chọn và được thực hiện trên cơ sở từng cơ quan có thẩm quyền, đây là nguồn gốc của các rủi ro tuân thủ pháp luật ở Việt Nam.
Do đó, pháp luật cần phát hiện vấn đề này và xử lý để đảm bảo hệ thống pháp luật được thống nhất. Bên cạnh đó, một số ngành vẫn áp dụng các biện pháp kiểm soát, hạn chế đáng kể quyền tự do kinh doanh như dịch vụ pháp lý, tài chính ngân hàng và một số dịch vụ khác.
Bên cạnh đó, đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sau giấy phép con, sự giám sát từ các cơ quan chức năng chưa thực sự chặt chẽ.
Đặc biệt như trường hợp quản lý nhà chung cư, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng khi đi vào hoạt động các điều kiện ban đầu có thể thay đổi hoặc không còn theo thời gian. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cũng thiếu các bước kiểm tra về vấn đề này. Như vậy, luật sửa đổi phải đảm bảo việc kiểm tra, giám sát các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng thứ 67 trong số 141 nền kinh tế. Do đó, luật doanh nghiệp sửa đổi buộc phải có những quy định tương thích với chuẩn mực quốc tế, đảm bảo doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế pháp lý như doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực ở các nước, nhất là khu vực xuyên biên giới. Điều này tạo điều kiện quan trọng để Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, cũng như tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Thủ tục gia nhập thị trường tuy đã được rút ngắn nhưng thực tế vẫn chưa thể tạo ra sức cạnh tranh so với khu vực. Đặc biệt, thời gian thực tế thường dài hơn nhiều so với thời gian trong luật. Do đó, luật sửa đổi nên bỏ những thủ tục không cần thiết, như thông báo mẫu dấu để giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Liên hệ với ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN