H&M đang bị chỉ trích ở Nga sau khi bị cáo buộc không nộp gần 50 triệu USD tiền thuế đối với hàng may mặc và phụ kiện nhập khẩu vào Nga từ năm 2016 đến năm 2019.
H&M bị điều tra trốn thuế
Theo báo cáo từ Bloomberg, Cơ quan Hải quan Liên bang Nga đã bắt đầu điều tra H&M Nga vào tháng 12/2020 vì trong các tờ khai khi nhập khẩu hàng hóa từ năm 2016 đến năm 2019 không bao gồm một số khoản phí giấy phép mà công ty này trả cho công ty mẹ ở Thụy Điển. Do đó, có khả năng gã khổng lồ may mặc H&M đã trốn tránh tới 42 triệu đô la thuế hải quan.
Đầu tháng 2/2021, Bloomberg tiết lộ rằng H&M đã nộp khoản chênh lệch 3,1 tỷ rúp (42 triệu USD) vào năm 2019. Tuy nhiên, Cơ quan Hải quan Liên bang – chi nhánh của Bộ Tài chính Nga có nhiệm vụ điều tiết các hoạt động hải quan của quốc gia – đã đưa ra một cuộc điều tra chính thức, và tiền phạt có thể gấp đôi so với mức chênh lệch được tính toán hoặc thậm chí là án tù đối với các giám đốc điều hành cấp cao.
Nga là thị trường lớn của H&M
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, khiến Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã giảm mạnh mức dự báo tăng trưởng GDP của Nga vào tháng 3 năm 2020. Công ty tư vấn Dezan Shira & Associates tiết lộ rằng nhu cầu đối với các sản phẩm nước ngoài vào Nga đã và đang gia tăng đáng kể, khi Nga đang trong quá trình phục hồi nền kinh tế sau sự sụt giảm của giá dầu toàn cầu và các biện pháp trừng phạt thương mại, và tốc độ tăng trưởng GDP đang dần gia tăng. Hơn thế nữa, nhu cầu tiêu dùng tăng cao đang khiến đất nước trở thành một thị trường hấp dẫn.
Theo Bloomberg, với chuỗi 155 cửa hàng và tổng doanh thu 745 triệu USD cho năm tài chính kết thúc vào ngày 30 tháng 11 năm 2020, Nga là thị trường lớn thứ bảy của nhà bán lẻ.
H&M và cáo buộc phân biệt chủng tộc
Không còn xa lạ với những tranh cãi vào thời điểm gần đây, H&M hiện đang nằm trong cuộc điều tra của chính phủ Thụy Điển với cáo buộc phân biệt chủng tộc. Vào tháng 12, Thanh tra Bình đẳng của Thụy Điển – cơ quan chính phủ có nhiệm vụ “chống phân biệt đối xử dựa trên giới tính, nhận dạng hoặc biểu hiện của người chuyển giới, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo hoặc tín ngưỡng khác, khuyết tật, khuynh hướng tình dục hoặc tuổi tác” – xác nhận rằng họ đang điều tra gã khổng lồ thời trang nhanh sau khi tờ báo Thụy Điển Aftonbladet đăng tải đoạn phim cho thấy một nhân viên bán hàng của H&M phân biệt đối xử với khách hàng vì lý do chủng tộc.
H&M xâm phạm đời tư của nhân viên
Đồng thời, H&M đang hoàn tất khoản thanh toán 41,5 triệu USD liên quan đến việc giám sát nhân viên bất hợp pháp ở Đức. Vào tháng 10/2020, H&M đã nhận mức phạt kỷ lục sau khi Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Hamburg phát hiện ra rằng nhà bán lẻ này đã theo dõi hàng trăm nhân viên tại trung tâm thương mại của họ ở Nuremberg. Một số nhân viên bị ghi lại nhiều thông tin liên quan đến cuộc sống riêng tư của họ ít nhất kể từ năm 2014. Điều này bị phanh phui cùng với một vụ vi phạm an ninh diễn ra một năm trước.
Theo ý kiến của mình vào tháng 10/2020, Ủy ban nhận thấy rằng việc thu thập dữ liệu rộng rãi về cuộc sống riêng tư của nhân viên dẫn đến sự coi thường nghiêm trọng đối với việc bảo vệ dữ liệu của nhân viên. Theo đó, Ủy viên Bảo vệ Dữ liệu Hamburg, Giáo sư Tiến sĩ Johannes Caspar đã thu khoản tiền phạt 35,26 triệu euro đối với H&M.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về tư vấn luật về thuế, tài chính tại Việt Nam và quốc tế.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN