nguy cơ Vương Quốc Anh tiến hành điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, nguy cơ Vương Quốc Anh tiến hành điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại , Anh tiến hành điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, Anh điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam,

Nguy cơ Vương Quốc Anh tiến hành điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam

Với việc Vương Quốc Anh chính thức gia nhập CPTPP đi kèm với các ưu đãi thuế quan trong nhiều năm tới, việc các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này là điều tất yếu. Tuy nhiên, song hành với việc xuất khẩu không hạn chế cũng tiềm ẩn nguy cơ của các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, phòng vệ thương mại từ Anh.

Thương mại hai chiều Việt Nam – Vương quốc Anh có xu hướng suy giảm trong các tháng đầu năm 2023 và tăng trở lại từ thời điểm hiện tại đến cuối năm 2023. Theo số liệu thống kê, thương mại hai chiều 7 tháng đầu năm 2023 giữa Việt Nam và Anh có sự tương đương so với năm ngoái, với xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt gần 3,5 tỷ USD, nhập khẩu của Việt Nam từ Anh đạt 460,1 triệu USD.

Ngoài hiệp định UKVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh) độc quyền giữa Việt Nam và Anh được ký kết sau khi Anh chính thức rời khỏi EU, Anh đã đạt được thỏa thuận nhất trí trở thành thành viên của CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương), chỉ chờ chính thức ký kết vào cuối năm.

Theo đó, với hai hiệp định thương mại trên và mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia, cơ hội để hàng hóa Việt vào thị trường Anh tăng trưởng từ giờ đến cuối năm 2023 và năm 2024 là rất lớn. Đây cũng chính là lí do khiến nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại cũng gia tăng tương ứng.

Theo thống kê của WTO (Tổ chức Thương mại thế giới), tính đến hết tháng 6 năm 2022, Anh đã điều tra tổng cộng 4 vụ việc phòng vệ thương mại và áp dụng 1 biện pháp phòng vệ thương mại là biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép của Việt Nam.

Kể từ Brexit, Anh sẽ không còn áp dụng chung biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép xuất xứ từ Việt Nam với EU. Thay vào đó, quốc gia này sẽ chủ động tự áp dụng biện pháp tự vệ riêng biệt. Tính đến thời điểm hiện tại, Anh đã thực hiện xong việc rà soát và cập nhật lại các biện pháp phòng vệ thương mại đang được áp dụng sau khi rời EU.

Vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép từ Việt Nam được Anh khởi xướng điều tra từ tháng 3 năm 2022. Đến tháng 6 năm 2022, Cơ quan phòng vệ thương mại Anh ban hành kết luận cuối cùng, xác định thép Việt Nam bị áp dụng hạn ngạch thuế quan riêng theo từng quý và áp dụng hạn ngạch thuế quan còn dư đối với một số sản phẩm thép từ ngày 1 tháng 7 năm 2022 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024. Lượng nhập khẩu trong hạn ngạch được miễn thuế, sản phẩm nhập khẩu ngoài hạn ngạch chịu thuế ngoài hạn ngạch 25%.

Kể từ khi Anh gia nhập CPTPP, dự kiến Việt Nam và Anh sẽ tiến hành cắt giảm thuế thương mại song phương lên đến 99,2% theo lộ trình 7 năm. Với mức thuế được cắt giảm như trên, chắc chắn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đến Anh sẽ gia tăng và theo đó là nguy cơ tăng cao của các vụ điều tra phòng vệ thương mại.

Các biện pháp phòng vệ thương mại Vương Quốc Anh có thể cân nhắc áp dụng theo như quy định tại UKVFTA gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Ngoài ra, Anh cũng có thể áp dụng biện pháp lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với sản phẩm từ quốc gia khác lẩn tránh qua Việt Nam.

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.

 

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat