Trong thời kì đại dịch Covid-19 càn quét thủ đô Hà Nội, tình trạng làm việc từ xa, tại nhà đã trở thành một hiện tượng thường thấy. Qua đó, người dân tại các khu chung cư ở Hà Nội đã phát hiện nhiều sai sót, vi phạm trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư. Đơn khiếu nại xếp thành hàng dài gửi đến cán bộ có thẩm quyền để tố cáo, thậm chí là khởi tố các cá nhân, tổ chức có biểu hiện, hành vi vi phạm nhằm trục lợi, sử dụng sai mục đích phí bảo trì chung cư. Về vấn đề này, mới đây luật sư Phạm Duy Khương của công ty luật ASL Law đã trả lời VTV về việc khởi tố các chủ thể vi phạm về sử dụng phí bảo trì chung cư.
Để tăng cường quản lý, thắt chặt, giám sát nghiêm việc quản lý nhà chung cư và nhằm truy vết, điều tra trách nhiệm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư, UBND thành phố Hà Nội đã đưa ra những chỉ đạo quyết liệt, kêu gọi các bộ ngành hợp tác để chấm dứt hoàn toàn vấn nạn này.
Cụ thể, UBND thành phố Hà Nội đã giao Công an thành phố chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng thanh tra chuyên ngành về nhà ở. Qua đó, Sở Xây dựng sẽ có trách nhiệm tăng cường thanh tra quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì các nhà chung cư. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tội phạm về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì thì Sở Xây dựng cần thông báo, bàn giao vụ việc vi phạm cho cơ quan điều tra theo quy định để điều tra chuyên sâu.

Cũng theo chỉ đạo của thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tập trung việc giám sát, quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn. Đồng thời, UBND các cấp cũng có trách nhiệm tiếp tục theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư, Ban Quản trị nhà chung cư triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 15/09/2021 của Bộ Xây dựng về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư; hàng quý báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện, gửi Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo thành phố.
Hiện tại, Sở Xây dựng Hà Nội đã kiểm tra hơn 80 nhà chung cư và xử phạt hành chính 13 trường hợp với số tiền hơn 900 triệu đồng. Đồng thời Sở cũng đã báo cáo, đề xuất UBND thành phố có văn bản yêu cầu 25 chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban Quản trị và quyết định cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì đối với 5 chủ đầu tư.
Ý kiến chuyên môn của luật sư Phạm Duy Khương về vấn đề quản lí nhà chung cư
Về việc khởi tố các chủ thể vi phạm về sử dụng phí bảo trì chung cư, Luật sư Phạm Duy Khương – Giám đốc công ty ASL Law cho biết: “Hiện nay, ta vẫn chỉ dừng lại ở cơ chế xử phạt hành chính thôi. Mà xử phạt hành chính thì bao gồm những gì?”
Luật sư Khương nói thêm: “Nhiều lúc quỹ bảo trì chung cư lên cả trăm tỷ nhưng mà mức quy định xử phạt hiện nay nó chỉ là trăm triệu thôi. Điều đó có nghĩa là sức răn đe không đủ. Chính vì vậy mà cơ quan nhà nước muốn đẩy mạnh yếu tố răn đe. Răn đe trong trường hợp này nghĩa là có khả năng xử lí hình sự.”
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về bất động sản tại Việt Nam:
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
||
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|