Những bất cập trong khâu thực hiện chính sách BHTN

Chính sách BHTN là một chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội được triển khai từ năm 2009. Với tính ưu việt và khả năng hỗ trợ cao, số lượng người lao động tham gia loại hình bảo hiểm đang tăng dần.

Theo thống kê, năm 2020 số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là hơn 13,3 triệu người. Tổng số chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp thực hiện trong năm 2020 là 18.852 tỷ đồng, tăng 49,2% (tương đương 6.217 tỷ đồng) so với năm 2019.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Bảo hiểm thất nghiệp
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Bảo hiểm thất nghiệp

Hơn nữa, với tình hình dịch bệnh phức tạp, chính sách BHTN thực sự phát huy được hiêu quả, hỗ trợ người lao động đảm bảo, duy trì cuộc sống; cũng như giúp người sử dụng lao động tránh khỏi áp lực về tài chính với việc không phải trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước vì không phải chi trả khoản kinh phí để hỗ trợ cho đối tượng này.

Mặc dù vậy, việc triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn vướng phải nhiều khó khăn, bất cập.

Đầu tiên, những quy định đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, cán bộ, công chức và mức tiền lương tối đa làm căn cứ đóng giữa BHXH bắt buộc và BHTN không đồng bộ dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý đối tượng tham gia và theo dõi thu BHXH, BHTN đối với đơn vị sử dụng lao động.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Bảo hiểm thất nghiệp
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Bảo hiểm thất nghiệp

Tiếp theo, điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp vẫn còn chưa thực sự chặt chẽ và chưa phản ánh đúng bản chất thất nghiệp; quy định về việc thực hiện chế độ tư vấn, giới thiệu việc làm còn chưa cụ thể, dẫn đến việc thực hiện mang tính hình thức. Điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cũng như nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đảm bảo việc làm cho người lao động còn chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế dẫn đến thực trạng sau 4 năm triển khai Luật Việc làm, vẫn chưa có đơn vị sử dụng lao động nào nộp hồ sơ đề nghị hay được thụ hưởng chế độ này.

Luật sư trả lời VTV về Kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Bảo hiểm thất nghiệp
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Bảo hiểm thất nghiệp

Bên cạnh đó, quy định cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp khiến cho tình trạng người lao động cứ đóng đủ 12 tháng chủ động nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó chuyển công việc khác dẫn đến nhiều sự biến động  nhân sự tại các đơn vị, điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong khâu thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Theo luật sư Phạm Duy Khương – giám đốc công ty luật ASL LAW, về vấn đề giới thiệu việc làm cho người lao động song song với chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đây là chính sách tốt để đảm bảo người lao động có thể tìm được việc làm trong thời gian sớm nhất và đảm bảo sử dụng đối với quỹ thất nghiệp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, tính khả thi của việc giới thiệu việc làm xuất phát từ yếu tố phù hợp xét trên khía cạnh người lao động có đáp ứng được tiêu chuẩn về mặt đầu vào của doanh nghiệp hay không.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Bảo hiểm thất nghiệp
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Bảo hiểm thất nghiệp

Tiếp theo là sự phù hợp của người sử dụng lao động đối với người lao động. Trung tâm giới thiệu việc làm nếu như không có thông tin để kết nối thì sẽ khiến cho việc giới thiệu việc làm trở thành hạn chế đối với người lao động trong thời gian thất nghiệp, đặc biệt là liên quan đến quy định chấm dứt trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động đang thất nghiệp khi mà họ từ chối cơ hội việc làm do trung tâm giới thiệu liên tiếp 2 lần mà không có lý do chính đáng.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách Bảo hiểm thất nghiệp

Cơ quan bảo hiểm xã hội đã đề nghị sửa đổi điều kiện về việc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp với việc các trường hợp chủ động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không được xét hưởng trợ cấp thất nghiệp để phù hợp bản chất của BHTN, đảm bảo đúng quy định Luật Việc làm, cũng như hạn chế tình trạng lợi dụng chính sách qua việc chủ động nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Luật sư trả lời VTV về Kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Bảo hiểm thất nghiệp
Luật sư trả lời VTV về Kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Bảo hiểm thất nghiệp

Theo luật sư Phạm Duy Khương, điều đầu tiên cần sửa đổi là mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, cùng với đó là những chính sách cụ thể rõ ràng hoặc trong trường hợp cần thiết có thể xem xét mở cơ chế tham gia bảo hiểm tự nguyện. Tiếp theo, cần tăng thời gian hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp liên quan đến đào tạo việc làm để đảm bảo người lao động khi thất nghiệp có đủ thời gian để tham gia vào những ngành nghề lao động có thời gian đào tạo lâu hơn, đặc biệt là trong những lĩnh vực đòi hỏi tay nghề cao. Sửa đổi thứ 3 liên quan đến việc tăng tính thực thi của quy định pháp luật liên quan đến vi phạm bảo hiểm thất nghiệp, để đảm bảo người sử dụng lao động thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như tính răn đe nếu như họ không thực hiện những nghĩa vụ đó.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, tư luật về bất động sản.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Đăng ký thương hiệu quốc tế

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu mới

    Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Luật sư sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu công ty

    Đăng ký nhãn hiệu logo

    Đăng ký sáng chế

    Dịch Vụ đăng ký sáng chế

    Đăng ký độc quyền sáng chế

    Đăng ký bản quyền tác giả

    Đăng ký bản quyền phần mềm

    Thủ tục đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền bài hát

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup

     

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam

     

    Đăng ký sáng chế

    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam

     

    Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

    Mở công ty tại Việt Nam

     

    Tư vấn tài Chính – Ngân hàng

    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

     

    Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng

    Dịch vụ sở hữu trí tuệ

     

    Pháp lý về lao động và việc làm

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

     

    Tư vấn giải quyết tranh chấp

    Đăng ký bản quyền

     

    Tư vấn nhượng quyền thương mại