Luật sáng chế Trung Quốc 2021: 8 ảnh hưởng tới KDCN

Luật sáng chế Trung Quốc 2021: 8 ảnh hưởng tới KDCN

Năm 2021, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết ngành sở hữu trí tuệ (SHTT) Trung Quốc sẽ thay đổi. Mục tiêu của thay đổi làn này là để cải thiện và hòa nhập với thị trường. Theo đó, lĩnh vực kiểu dáng công nghiệp (KDCN) cũng sẽ bị ảnh hưởng. Dự thảo sửa đổi luật sáng chế Trung Quốc 2021 này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/06/2021.

Luật sáng chế Trung Quốc 2021: 8 ảnh hưởng tới kiểu dáng công nghiệp
Luật sáng chế Trung Quốc 2021: 8 ảnh hưởng tới kiểu dáng công nghiệp

Cho phép đăng ký kiểu dáng cho bộ phận

Theo sửa đổi tại khoản 4 điều 2 luật sáng chế Trung Quốc 2021: “KDCN đề cập tới một kiểu dáng có vẻ ngoài độc đáo và phù hợp cho ứng dụng công nghiệp dựa trên hình dáng, hoa văn, màu sắc hoặc sự kết hơp nói trên của toàn thể sản phẩm hoặc một bộ phận của sản phẩm.”. (Trích The National Law Review, bản dịch tiếng Anh)

Từ trước tới giờ, KDCN có khả năng đăng ký chỉ có thể là toàn bộ sản phẩm. Điều này không thay đổi ngay cả ở lần thay đổi gần nhất vào năm 2008. Dự thảo mới của luật sáng chế Trung Quốc 2021 cho phép đăng ký kiểu dáng cho một bộ phận nhỏ. Đồng nghĩa với việc cho phép đăng ký các KDCN mới ở 1 hoặc 2 điểm nhỏ; hoặc thậm chỉ đôi lúc điểm mới không nhìn thấy được. Tuy điều này mở ra nhiều cơ hội đăng ký KDCN thành công; song tính mới của KDCN lại là một vấn đề đau đầu. Khi dự thảo này có hiệu lực, cục sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA) chắc sẽ ngập tràn đơn đăng ký KDCN.

Có khả năng dự thảo cũng sẽ cho phép đăng ký KDCN cho bộ phận không thấy được. Do đó cũng có khả năng dự thảo cho phép sử dụng nét đứt trong bản vẽ. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được đề cập trong dự thảo.

Quyền ưu tiên ở trong nước

Hiện tại, Trung Quốc mới chỉ chấp nhận quyền ưu tiên cho các đơn đăng ký quốc tế. Nếu một chủ đơn nước ngoài có quyền này; bất kỳ đơn nào chưa được công bố sẽ bị rút bỏ; còn các đơn đăng ký nộp sau sẽ bị vô hiệu; các đơn đã được cấp trước đó sẽ được coi là kỹ thuật được nhắc tới.

Sửa đổi tại khoảng 2 điều 29: “Trong vòng 12 tháng tính từ ngày nộp đơn đăng ký đầu tiên cho sáng chế hoặc giải pháp hữu ích tại Trung Quốc, hoặc trong vòng sáu tháng từ ngày nộp đơn đăng ký KDCN đầu tiên tại Trung Quốc, chủ đơn có thể nộp tại Bộ quản lý sáng chế của Hội Đồng Nhà Nước; những chủ thể nộp đơn đăng ký sáng chế trên cùng một chủ đề được hưởng quyền ưu tiên.”

Quy định này xác thực quyền ưu tiên cho các KDCN trong nước. Các chủ thể có thể đăng ký KDCN ngay khi vừa tạo ra mà không phải lo việc các KDCN khác tương tự cho các sản phẩm sau này. Chủ thể đó có thể đăng ký KDCN có sửa đổi nhỏ hoặc tương tự với KDCN đã đăng ký của mình trong sáu tháng. Nhờ vào sự thay đổi này, quyền ưu tiên trong nước là một hình thức bảo hộ theo thời gian cho KDCN.

Thời hạn bảo hộ: 15 năm

Theo như đúng tiêu đề, thời hạn bảo hộ với KDCN sẽ dài hơn hơn 5 năm. Khoản sửa đổi này nằm ở điều 42: ”Thời hạn bảo hộ sáng chế là 20 năm, đối với giải pháp hữu ích là 10 năm; thời hạn bảo hộ KDCN là 15 năm, tất cả tính từ ngày nộp đơn.

Việc thay đổi thời hạn bảo hộ sáng chế này sẽ khiến nhiều chủ đơn đắn đo. Việc đẩy lùi thời gian xuống nộp đơn để hưởng thêm 5 năm; hoặc nộp sớm để tránh mất tính mới sẽ cần phải cân nhắc kỹ. Bởi 5 năm là một khoảng thời gian đâu có ít.

Thời gian ân hạn mà không mất tính mới

Đây là một sửa đổi trong điều 24 của Luật sáng chế Trung Quốc mới 2021:

Điều 24. Sự sáng chế-phát minh của một đăng ký sẽ không mất tính mới trong vòng sáu tháng trước ngày nộp đăng ký đối với các trường hợp sau:

(1) Sáng chế được công bố lần đầu ra công chúng khi quốc gia trong tình trạng khẩn cấp;

Sự thay đổi lần này sẽ phủ kín hơn những trường hợp bất khả kháng. Nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra trong vòng sáu tháng trước ngày nộp đơn, chủ đơn có thể nộp các bằng chứng liên quan để đảm bảo không mất tính mới.

Sự thay đổi lần này có thể do sự ảnh hưởng của Covid-19, hoặc là kẹt tàu Evergreen gần đây.

Luật sáng chế Trung Quốc 2021: Mở giấy phép

Có nhiều thay đổi trong bộ luật có liên quan tới vấn đề này; có vẻ như Trung Quốc đã thực sự thay đổi quan điểm của mình. Dự thảo luật mới có tới hẳn 3 điều khoản mới quy định vấn đề này. Điều 50 quy định việc mở giấy phép ở phía chủ đơn; trong khi điều 51 quy định việc mở giấy phép ở phía người sử dụng; và điều 52 quy định các hình thức xử lý mâu thuẫn hai bên.

Việc mở giấy phép ở phía chủ đơn

Điều 50 mới của luật sáng chế Trung Quốc 2021:

Khi chủ đơn tự nghuyện thông báo tới Bộ quản lý sáng chế của Hội Đồng Nhà nước bằng văn bản rằng chủ đơn sẵn sàng cho phép bất kỳ chủ thể hoặc cá nhân khác được sử dụng sáng chế; đồng thời xác định rõ phương pháp và chuẩn thanh toán cho phí giấy phép, Bộ quản lý sáng chế của Hội Đồng Nhà nước sẽ công báo về việc mở giấy phép.

Như vậy, thông qua các văn bản pháp luật, chủ đơn có thể mở giấy phép. Điều này cho phép các bên được sử dụng và chỉnh sửa KDCN; tất nhiên là phải đề cập tới việc sử dụng KDCN gốc này.

Hệ thống mở giấy phép này là một hệ thống pháp lý quan trọng. Hệ thống sẽ thúc đẩy việc áp dụng sáng chế. Nếu dự thảo được thông qua, nó sẽ thúc đẩy mạnh giá trị của sáng chế; nhờ vào việc nhiều bên có khả năng tiếp cận, chỉnh sửa hơn. Tuy nhiên, sự cân bằng giữa cung và cầu vẫn cần cân nhắc. Các nhà chức trách nên có cách để kiểm sát và quản lý sự cân bằng của hai bên.

Việc mở giấy phép ở phía người sử dụng và xử lý mâu thuẫn

Theo như điều 51 và 52, các bên sử dụng nên đề cập tới các sáng chế mà họ đã tham khảo. Tất nhiên, việc mở giấy phép không có nghĩa sáng chế miễn phí. Việc sử dụng chỉ hợp pháp khi cả hai bên có thỏa thuận với nhau. Ngoài ra, giấy phép mà bên sử dung có không phải là giấy phép độc quyền sáng chế.

Nếu như có mâu thuẫn trong quá trình sử dụng, hai bên nên giải quyết bằng thỏa thuận. Nếu như thỏa thuận không được, họ có thể tố cáo bên còn lại.

Những bị cáo vi phạm cũng có thể nộp bản báo cáo đánh giá sáng chế

Trong Luật sáng chế Trung Quốc 2021, quy định này được bổ sung trong điều 66 mới (Điều 61 cũ): “tòa án nhân dân hoặc là Bộ quản lý của các công việc liên quan tới sáng chế-phát minh có thể yêu cầu chủ đơn hoặc các bên liên quan trình một bản báo cáo đánh giá quyền sở hữu đối với sáng chế được thi hành bơi Bộ quản lý sáng chế dưới danh nghĩa của Hội Đồng Nhà nước qua việc tra cứu, phân tích, và đánh giá các giải pháp hữu ích hoặc KDCN liên quan, báo cáo này được dùng như bằng chứng cho mâu thuẫn vi phạm sáng chế; Chủ đơn được hưởng quyền đặc biệt hoặc bên liên quan hoặc bị cáo vi phạm cũng có thể khởi xướng việc đánh giá bản báo cáo.

Viêc các bị cáo vi phạm có khả năng khởi xướng đánh giá báo cáo là một bước đi tạo ra lợi thế cho bên này. Điều này đặc biệt quan trọng, trong trường hợp họ tìm ra KDCN khác có thể vô hiệu KDCN này.

Đền bù vi phạm và gánh nặng bằng chứng

Luật sáng chế Trung Quốc 2021 cũng bổ sung hình thức xử phạt đền bù mới. Hệ thống này đặc biệt dành cho việc vi phạm quyền sáng chế quốc tế. Phụ thuộc vào mức nghiêm trọng, tòa án nhân dân có thể ước tính lượng tiền; dựa trên những thiệt hại cho phía chủ đơn, lợi nhuận cho phía bị cáo hoặc là phí giấy phép; và đưa ra mức phạt đền bù lên tới năm 5 lượng tiền ước tính.

Tương tự, mức phạt đền bù điều lệ cũng đã tăng lên. Hiện tại, mức phạt này nằm giữa 10.000 tệ và 1 triệu tệ; dự thảo đã tăng lên thành 50.000 tệ tới 3 triệu tệ..

Về việc cung cấp bằng chứng, trong trường hợp chủ đơn đã cố gắng hết sức mà vẫn không cũng cấp được đủ bằng chứng, do các sổ sách kế toán và tài liệu liên quan tới việc vi phạm thuộc vào kiểm soát của bên vi phạm và không thể nào lấy được; tòa án nhân dân có thể yêu cầu bên vi phạm giao nộp chúng. Qua đó sẽ giảm thiểu được gánh nặng bằng chứng cho bên chủ đơn.

Cả ba điểm trên đều có trong Điều 71 của Luật sáng chế Trung Quốc 2021. Những điểm này cũng áp dụng cho KDCN.

Thời hiệu vi phạm thay đổi thành ba năm

Đây là thay đổi có trong Điều 74 của Luật sáng chế Trung Quốc 2021. Trước đây, thời hiệu này chỉ kéo dài trong hai năm. Sự thay đổi thời hạn một năm có thể tạo nhiều cơ hội cho các bên.

Luật Sáng chế Trung Quốc 2021: Thay đổi để tốt hơn?

Bên cạnh KDCN, các khía cạnh khác của luật SHTT Trung Quốc có vẻ đang cải thiện; giống với lời khẳng định của Chủ tịch Tập Cận Bình. Dự thảo luật sẽ có ảnh hưởng lớn lên chiến thuật đăng ký của nhiều chủ đơn; họ sẽ cần cân nhắc để có được hình thức bảo hộ “ưng ý” nhất.

Chỉ còn gần một tháng nữa là có hiệu lực, dự thảo vẫn còn được sửa đổi và làm rõ. Dự thảo lần này sẽ đưa SHTT Trung Quốc gần hơn với quy định quốc thế; điều này sẽ có lợi cho cả chủ đơn trong và ngoài nước.

ASL LAW là một công ty sở hữu trí tuệ tiêu biểu của Việt Nam với các cộng sự, đối tác tại hơn 72 quốc gia.

Để được cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ tại quốc tế và Việt Nam vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat