Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam trong nhiều năm qua thường đưa ra các thông tin xấu về khả năng vỡ nợ, vỡ quỹ, mất thanh khoản,… khi số lượng người lao động quyết định rút một lần khỏi quỹ tăng mạnh. Thông tin này làm tâm lí người lao động gửi tiền vào quỹ xấu đi, dấy lên câu hỏi rằng liệu quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam thuộc sự kiểm soát của Nhà nước có thật sự có khả năng vỡ nợ hay không.
Trên thực tế, Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam hoạt động dưới hình thức như một quỹ đầu tư khi mà người lao động và người sử dụng lao động là nhà đầu tư tham gia vào quỹ dưới hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện, đóng một phần tiền lương hàng tháng vào quỹ để nhận được lợi nhuận lớn khi về hưu.
Với khoảng 40 năm tham gia vào quỹ thì khi về hưu, người lao động sẽ có thể nhận được mức lương hưu dao động từ 33.75% hoặc 45% đến 75% theo Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam mới ban hành năm 2023.
Trong khoảng thời gian đấy, ảnh hưởng, tác động từ phía người lao động vào nguồn tiền tồn kho trong quỹ hoặc sự phát triển ổn định của Quỹ bảo hiểm xã hội đến từ việc người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, hoàn toàn ngừng tham gia quỹ bảo hiểm xã hội hoặc việc có một số lượng lớn người lao động hưởng các chế độ lợi ích, chính sách bảo hiểm xã hội như đợt người lao động hưởng hỗ trợ chế độ ốm đau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ năm 2020, hoặc nếu có một làn sóng sa thải mạnh dẫn đến việc lượng lớn người lao động yêu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài các tác động từ phía người lao động thì sự phát triển ổn định của Quỹ cũng có thể bị ảnh hưởng từ phía người sử dụng lao động khi mà các doanh nghiệp trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội cả phía của người sử dụng lao động lẫn phía người lao động. Đến cuối tháng 1 năm 2023, theo thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổng tiền các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội là 25.940 tỷ đồng, tăng gần 3.900 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, trong con số trên có khoảng 3.500 tỷ đồng tiền trốn đóng bảo hiểm xã hội được xác định là khó hoặc không có khả năng thu hồi tính đến tháng 9 năm 2022, ảnh hưởng đến quyền lợi của hơn 206.000 lao động Việt Nam.
Liệu quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam có vỡ nợ được không?
Nếu không tính đến các tác động thực tế từ phía người lao động lẫn người sử dụng lao động lên nguồn tiền trong quỹ thì khả năng quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam vỡ nợ do mất thanh khoản chỉ có thể đến từ hai nguyên nhân khác là sự già hóa dân số dẫn đến các khoản chi bảo hiểm xã hội tăng mạnh hoặc do quỹ bảo hiểm đầu tư kém hiệu quả.
Việc già hóa dân số là lẽ tất nhiên khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Nếu không áp dụng các chính sách hiện hành như gia tăng tuổi nghỉ hưu thì số lượng người dân nghỉ hưu, hưởng lương hưu mỗi tháng cũng sẽ gia tăng mạnh, dẫn đến việc nguồn tiền trong quỹ mất đi nhanh hơn lượng thu về do số lượng người lao động trong độ tuổi lao động thấp hơn hoặc ít đến mức không đủ để hỗ trợ cho lượng người lao động nghỉ hưu hưởng lương hưu.
Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam là một quỹ bảo hiểm như bao quỹ bảo hiểm, đầu tư khác. Qua đó, quỹ cũng sẽ sử dụng nguồn tiền dư để tái đầu tư vào các tổ chức tài chính, quỹ tài chính khác trong nước hoặc quốc tế. Tuy nhiên, đầu tư nào cũng mang tính rủi ro nên việc đầu tư của quỹ bảo hiểm cũng không phải ngoại lệ. Có nguy cơ người lao động sẽ là bên chịu thiệt nặng khi quỹ bảo hiểm xã hội đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ.
Trong tình cảnh đó, do trách nhiệm thuộc về quỹ bảo hiểm xã hội nên các cơ quan quản lý của Chính phủ, Nhà nước sẽ phải đứng ra để bảo trợ cho khoản tiền đầu tư của người lao động. Tuy nhiên, liệu việc này có thật sự được thực hiện không hay thực hiện dưới hình thức nào, như thể chỉ bảo hiểm một phần khoản tiền đầu tư của người lao động như đang áp dụng với các khoản tiền gửi ngân hàng (Tối đa 125 triệu),… hay không sẽ còn phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước khi quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam thật sự vỡ nợ.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN