Mới đây, Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo thay đổi quy định điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Nhằm thuận tiện cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các tổ chức, cá nhân có hứng thú tìm hiểu các quy định thay đổi lần này, Cục PVTM đã dịch bản tài liệu này sang Tiếng Việt.
Các quy định được thay đổi trong việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đã được Hoa Kỳ đưa ra vào ngày 20 tháng 9 năm 2021, có hiệu lực ngày 4 tháng 11 năm 2021 và mới đây, ngày 16 tháng 5 năm 2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tổ chức Hội thảo trực tuyến để hướng dẫn về những thay đổi này.
Các quy định thay đổi được đưa ra để tăng cường quản lý và thực thi pháp luật về chống lẩn tránh. Các doanh nghiệp Việt cần lưu ý rằng các quy định này đã luật hóa hầu hết thực tiễn và quy trình điều tra chống lẩn tránh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ vốn chưa được hướng dẫn cụ thể trước đây.
Thông tin chính trong buổi hội thảo
Trong buổi hội thảo, một số vấn đề quan trọng sau đã được nêu ra:
- Bốn hình thức lẩn tránh được quy định trong luật và các yếu tố Bộ Thương mại Hoa Kỳ cần xem xét đối với mỗi hình thức lẩn tránh;
- Yêu cầu về thời hạn và thủ tục trong quy định mới về điều tra lẩn tránh tại mục 19 CFR 351.226;
- Các biện pháp phòng vệ có thể được áp dụng nếu có kết luận xác định tồn tại hành vi lẩn tránh;
- Các xác nhận theo quy định mới tại mục 19 CFR 351.228 và cách thức áp dụng các xác nhận này trong trường hợp có kết luận xác định tồn tại hành vi lẩn tránh;
- Sự khác biệt giữa phân tích xuất xứ hàng hóa khi xem xét phạm vi sản phẩm và kết luận về hành vi lẩn tránh thông qua hoạt động lắp ráp hoặc hoàn thiện tại nước thứ ba;
- Phương thức để các bên liên quan tham gia trong quá trình điều tra lẩn tránh.
Thông tin quan trọng về quy định điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ
Theo pháp luật Hoa Kỳ hiện hành, “hành vi lẩn tránh” bao gồm 4 trường hợp sau:
1. Hàng hóa được hoàn thiện hoặc lắp ráp tại Hoa Kỳ
- Hàng hóa được bán tại Hoa Kỳ cùng phân loại hoặc chủng loại với hàng hóa là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp;
- Hàng hóa được hoàn thiện hoặc lắp ráp từ các bộ phận được nhập khẩu từ quốc gia bị áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp;
- Hoạt động lắp ráp hoặc hoàn thiện tại Hoa Kỳ là nhỏ hoặc không đáng kể; và
- Trị giá của các bộ phận và chi tiết hợp thành đang được xem xét chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng trị giá của hàng hóa.
2. Hàng hóa được hoàn thiện hoặc lắp ráp tại các quốc gia khác
- Hàng hóa được nhập khẩu vào Hoa Kỳ cùng phân loại hoặc chủng loại với hàng hóa là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp;
- Hàng hóa được hoàn thiện hoặc lắp ráp tại một quốc gia thứ ba từ các bộ phận hoặc chi tiết hợp thành được nhập khẩu từ quốc gia bị áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp;
- Hoạt động lắp ráp hoặc hoàn thiện tại quốc gia thứ ba từ các bộ phận được nhập khẩu từ quốc gia bị áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp là nhỏ hoặc không đáng kể;
- Trị giá của các bộ phận và chi tiết hợp thành đang được xem xét chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng trị giá của hàng hóa;
3. Thay đổi nhỏ
- Hàng hóa là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp có sự thay đổi nhỏ về hình dạng hoặc bề ngoài;
4. Hàng hóa phiên bản mới
- Hàng hóa phiên bản mới được phát triển sau khi cuộc điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp được khởi xướng có thể được xác định vẫn nằm trong phạm vi áp dụng của thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp. Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ xem xét các yếu tố sau để xác định hàng hóa phiên bản mới có nằm trong phạm vị áp thuế hay không:
- Hàng hóa phiên bản mới có các đặc tính hữu hình tổng thể giống với hàng hóa thuộc phạm vi áp thuế hay không;
- Kỳ vọng của khách hàng sử dụng đối với hàng hóa phiên bản mới có giống với hàng hóa trước hay không;
- Mục đích sử dụng của hàng hóa phiên bản mới có giống với hàng hóa trước hay không;
- Hàng hóa phiên bản mới có được bán thông qua các kênh phân phối giống như đối với hàng hóa trước hay không;
- Hàng hóa phiên bản mới có được quảng cáo và trưng bày theo cách thức tương tự như đối với hàng hóa trước hay không;
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
|
|
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Tư vấn sở hữu trí tuệ |