hệ thống phòng vệ thương mại của một số quốc gia nổi bật trên thế giới , hệ thống phòng vệ thương mại của một số quốc gia trên thế giới , hệ thống phòng vệ thương mại của một số quốc gia nổi bật, phòng vệ thương mại của một số quốc gia nổi bật trên thế giới ,

Hệ thống phòng vệ thương mại của một số quốc gia nổi bật trên thế giới  

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều có những hệ thống phòng vệ thương mại để bảo vệ sản phẩm của họ khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ các quốc gia khác và doanh nghiệp trực thuộc các quốc gia đó. Hệ thống này bao gồm các biện pháp như áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, hoặc giới hạn nhập khẩu, nhằm giữ cho sản phẩm trong nước mang tính cạnh tranh trên thị trường, không bị chèn ép về giá trị từ bên khác.

Một số quốc gia nổi bật trong việc áp dụng hệ thống phòng vệ thương mại là Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), và Ấn Độ.

Mỹ là một trong những quốc gia có hệ thống phòng vệ thương mại mạnh nhất thế giới, và thường áp dụng, sử dụng hệ thống phòng vệ thương mại, các biện pháp chống bán phá giá như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ sản phẩm của mình. Trung Quốc cũng áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ.

Đây là một phần của bức tranh toàn cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã kéo dài nhiều năm nay.

Ngoài ra, Liên minh Châu Âu (EU) cũng có một hệ thống phòng vệ thương mại khá chặt chẽ và Ấn Độ cũng áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản phẩm trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, hệ thống phòng vệ thương mại của các quốc gia này cũng đã gây ra nhiều tranh cãi và bức xúc đối với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Không phải lúc nào các quyết định áp thuế đưa ra bởi cơ quan phòng vệ thương mại của một quốc gia cũng nhận được sự đồng ý của quốc gia bị áp thuế.

Trong các trường hợp đó, các quốc gia đó có thể khởi kiện lệnh áp thuế lên WTO và WTO sẽ xem xét vụ việc dưới góc độ của một bên thứ 3, không bị ảnh hưởng bởi tranh chấp lợi ích giữa 2 bên. Một trong các vụ kiện nổi bật gần đây là vụ Nga kiện Ukraine lên WTO năm 2015 vì lệnh áp thuế phân bón ammonium nitrate, lập luận rằng lệnh này đã vi phạm quy định thương mại quốc tế.

Năm 2018, một ủy ban của WTO đã ra phán quyết theo hướng ủng hộ Nga. Ukraine kháng cáo nhưng đến năm 2019, WTO đã ra phán quyết cuối cùng ủng hộ Nga và đó là kết thúc của vụ kiện. Dẫu vậy, quyết định của WTO không mang tính áp đặt.

Các quốc gia như Ukraine có thể không tuân thủ phán quyết của WTO nhưng nếu vậy, WTO sẽ có thể phê chuẩn các lệnh trừng phạt, chế tài thương mại từ Nga lên Ukraine vì vi phạm các quy định phòng vệ thương mại quốc tế.

Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có thể làm tăng giá thành cho người tiêu dùng và giảm sự lựa chọn sản phẩm, đồng thời cũng làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây là một công cụ quan trọng nhưng có thể có những tác động lớn đến doanh nghiệp, người tiêu dùng, nền kinh tế của cả một quốc gia và những quốc gia khác có quan hệ nên mỗi vụ kiện phòng vệ thương mại đều được chú trọng bởi các quốc gia liên quan.

Để đảm bảo quyền lợi của mình, các doanh nghiệp chịu điều tra, áp thuế cần liên hệ với các công ty luật tư vấn uy tín về chống bán phá giá, phòng vệ thương mại và các cơ quan có thẩm quyền khác để nhận hỗ trợ kịp thời. Trong nhiều trường hợp, các vụ kiện có thể sẽ được ủng hộ bởi Chính phủ nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, khi mà lệnh áp thuế của các nước khác có thể không chỉ căn cứ từ góc độ kinh tế.

Hệ thống phòng vệ thương mại của một số quốc gia nổi bật trên thế giới  

Hệ thống phòng vệ thương mại của một số quốc gia nổi bật trên thế giới bao gồm:

Malaysia

Hệ thống pháp luật: Đạo luật tự vệ 2006; Đạo luật thuế Chống bán phá giá và Đối kháng 1993 (Countervailing and Anti-Dumping Duties Act 1993).

Cơ quan Phòng vệ thương mại: Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia, Ban Thi hành Thương mại (Ministry of International Trade and Industry (MITI), Trade Practices Section)

Kể từ năm 2010, Malaysia đã trở thành một nước sử dụng thường xuyên các công cụ phòng vệ thương mại nhưng đồng thời cũng là mục tiêu của các cuộc điều tra phòng vệ thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm thép.

Các vụ việc gần đây bao gồm các vụ việc chống bán phá giá và tự vệ đối với thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, thép cuộn, dây đai thép, thép mạ kẽm,… Gạch men và thép cuộn gần đây cũng đang là đối tượng bị điều tra trong các vụ việc tự vệ.

Malaysia cho đến nay vẫn chưa thực hiện bất kỳ hành động trợ cấp đối kháng nào. Các quốc gia chính mà Malaysia nhắm tới trong giai đoạn 2020-2021 là Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Indonesia.

Các quốc gia điều tra phòng vệ thương mại với Malaysia trong 05 năm qua bao gồm Canada, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Australia, Việt Nam, EU và Thổ Nhĩ Kỳ.

Australia

Hệ thống luật pháp: Đạo luật Hải quan 1901 (Customs Act, 1901); Đạo luật Thuế quan năm 1975 (Customs Tariff Act 1975); Quy định về Thuế quan năm 2013 (Customs Tariff Regulation 2013).

Australia là một trong những quốc gia sử dụng phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới, với các vụ việc liên quan tới thép và các kim loại khác chiếm khoảng 70% trong tổng số vụ việc hiện nay. Các biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng đối với hàng nhập khẩu được giám sát và công khai hằng quý bởi Ủy ban Chống bán phá giá Australia quản lý các biện pháp phòng vệ thương mại tại lãnh thổ quốc gia này.

Trong tổng số 22 quốc gia (84 vụ việc) chống bán phá giá và chống trợ cấp đối kháng mà Australia đang áp dụng, chủ yếu là với Trung Quốc (26 vụ việc); Malaysia (7 vụ việc); Thái Lan (7 vụ việc), Đài Loan (6 vụ việc), Hàn Quốc (5 vụ việc), Indonesia (4 vụ việc), Philippines (3 vụ việc), Nhật Bản (2 vụ việc) và Việt Nam (2 vụ việc).

Hiện nay Australia đang áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với mặt hàng thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thuế chống bán phá giá với thanh nhôm định hình từ Việt Nam

Chile

Pháp luật về phòng vệ thương mại: Luật 18,525 (Law 18,525), Luật về nhập khẩu hàng hóa (Rules on the Importation of Goods); Nghị định số 1314/2012 về Các quy định chống sai lệch (Anti-Distortion Regulations)

Pháp luật về Tự vệ: Luật số 19,612 (Law No. 19,612); Điều chỉnh Luật số 18,525 về sai lệch giá hàng hóa nhập khẩu cho mục đích thiết lập một thủ tục Tự vệ (Amending Law No. 18,525 on Import Price Distortions for the Purpose of Establishing a Safeguards Procedure)

Hệ thống phòng vệ thương mại của Chile được quản lý bởi Ủy ban quốc gia phụ trách điều tra sự tồn tại của sai lệch về giá hàng hóa nhập khẩu (National Commission in Charge of Investigating the Existence of Distortions in the Price of Imported Goods)

Chile là quốc gia không thường xuyên sử dụng công cụ phòng vệ thương mại, và hiện nay không có vụ việc nào về chống bán phá giá, trợ cấp đối kháng và tự vệ có hiệu lực. Thuế chống bán phá có hiệu lực không quá 1 năm và biện pháp tự vệ bị giới hạn trong vòng 2 năm.

Nhật Bản

Pháp luật về phòng vệ thương mại: Đạo luật Ngoại hối và Ngoại thương (Foreign Exchange and Foreign Trade Act); Đạo luật Thuế quan (Customs Tariff Act); Quy định của Chính phủ về thuế Chống bán phá giá (Cabinet Order Relating to Anti-Dumping Duty); Quy định của Chính phủ về thuế Trợ cấp đối kháng; Thông báo của WTO (WTO Notifications).

Pháp luật về Tự vệ: Các quy định đối với các biện pháp khẩn cấp của Chính phủ để đối phó với việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa (Regulations to Govern Emergency Measures to be Taken in Response to an Increase in Importation of Goods); Quy định của Chính phủ về các thuế khẩn cấp (Cabinet Order Relating to Emergency Duties)

Pháp luật về phòng vệ thương mại tại Nhật Bản được quản lý với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (Ministry of Economy, Trade and Industry) và Bộ Tài chính (Ministry of Finance). Nhật Bản đã hạn chế sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và có các biện pháp có hiệu lực hiện nay bao gồm Potassium Hydroxide từ Trung Quốc và Hàn Quốc, và Potassium Carbonate từ Hàn Quốc.

Nhật Bản hiện chỉ điều tra một vụ việc chống bán phá giá đối với sản phẩm dây thép mạ kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

New Zealand

Pháp luật phòng vệ thương mại: Đạo luật Thương mại 1988 (Trade Act 1988)

Pháp luật về Tự vệ: Đạo luật Thương mại 2014 (Trade Act 2014)

Các biện pháp phòng vệ thương mại của New Zealand được quản lý bởi Bộ Kinh doanh, Đổi mới và Việc làm (Ministry of Business, Innovation and Employment) và Cơ quan Dịch vụ Hải quan New Zealand (New Zealand Customs Service).

New Zealand đã thực hiện rất ít các biện pháp phòng vệ thương mại, trung bình từ hai đến bốn cuộc điều tra mỗi năm và hiện chỉ có 5 lệnh áp thuế chống bán phá giá được áp dụng đối dây mạ kẽm từ Trung Quốc và Malaysia; quả đào từ Hy Lạp, Tây Ban Nha và Nam Phi.

Hiện nay New Zealand đang điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ từ Đài Loan và Hàn Quốc, trong đó thuế chống bán phá giá tạm thời áp dụng đối với Hàn Quốc sẽ có hiệu lực đến tháng 3 năm 2022. New Zealand không có biện pháp trợ cấp đối kháng và tự vệ nào đang chờ xử lý hoặc có hiệu lực.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat