Như những dự đoán của nhiều chuyên gia, với nhiều dự án khổng lồ mà việc hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong 2 tháng đầu năm đã có những dấu hiệu tích cực.
Các dự án FDI đáng chú ý đã mang lại nhiều dấu hiệu tích cực
Chưa đủ để xoay chuyển tình hình phức tạp lúc này, nhưng những dự án khổng lồ đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong tháng 2 năm 2021 cũng đã phần nào đem lại những dấu hiệu tích cực với việc hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong 2 vòng tháng đầu tiên của năm 2021. Với các dự án tiêu biểu như: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn II có được sự hỗ trợ của các nhà đầu tư Nhật Bản, trong đó tổng số vốn đăng ký lên đến 1,31 tỷ USD; bên cạnh đó là Dự án LG Display Hải Phòng, được thêm 750 triệu USD vốn đầu tư nâng tổng số vốn lên 3,25 tỷ USD.
Chỉ với 2 dự án trên, số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam trong tháng 2 năm 2021 đã lên tới con số 3,46 tỷ USD, con số này tăng đáng kể so với hơn 2 tỷ USD trong tháng đầu tiên của năm 2021. Từ đó, sau 2 tháng đầu năm, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đạt mức 5,46 tỷ USD. Con số này tương đương với 84,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chia sẻ: “Tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần trong 2 tháng đầu năm 2021 chỉ giảm 15,6% so với cùng kỳ năm 2020, vẫn tích cực hơn rất nhiều so với mức giảm 62,2% của tháng đầu tiên năm 2021”,
Sự ảnh hưởng của các dự án khổng lồ mới, với nhiều dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư trong tháng 1/2021, như Dự án Chế tạo lốp xe Radian tại Thành phố Tây Ninh (được bổ sung 312 triệu USD vốn đầu tư), dự án của công ty Foxconn tại Bắc Giang (trị giá 270 triệu USD), Dự án công nghệ tế bào quang điện JA Solar PV Việt Nam (trị giá 210 triệu USD) đã đem lại những dấu hiệu tích cực trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chỉ trong tháng 2, số vốn đầu tư đăng ký mới chỉ còn giảm 33,9% so với cùng kỳ năm 2020, con số này đã được cải thiện đáng kể so với mức giảm 70,3% của tháng 1 năm 2021. Đặc biệt, vốn đầu tư được bổ sung đã đạt 1,61 tỷ USD, tăng tới 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Việc các nhà đầu tư tập trung liên tục mở rộng sản xuất chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sức hút của thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, không chỉ là hoạt động sản xuất, hay đầu tư bất động sản như thường lệ, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong 2 tháng đầu năm còn có những dấu ấn đáng chú ý với các dự án hoạt động trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, với tổng số vốn đăng ký lên đến 153 triệu USD. Lĩnh vực này đã đạt được hạng 4 trong danh sách các lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư nhất. Điều này đã tiếp diễn xu hướng tích cực xuất hiện từ năm 2020.
Trong năm 2020, lĩnh vực chuyên môn khoa học – công nghệ đã trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và thu hút được 1,34 tỷ USD, qua đó đạt được vị trí thứ 5, trong khi những năm trước đây, lĩnh vực này thường không đạt được vị trí trong top 10.
Sẵn sàng đón nhận những cơ hội phát triển
Tại nhiều địa phương, như Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương… cũng đang sẵn sàng đón nhận những dự án mới.
Với việc thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các địa phương đã chủ động đề xuất việc mở rộng các khu công nghiệp mới được xây dựng trong năm 2020 và giờ chính là thời điểm để thực hiện các đề xuất trên. Trong 2 tháng đầu năm 2021, Chính phủ đã liên tục phê chuẩn các chủ trương hỗ trợ các địa phương xây dựng hoặc mở rộng các khu công nghiệp.
Cuối cùng, nhiều khả năng ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang chờ đợi việc nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bùng nổ.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư tại Việt Nam và quốc tế.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN