Central Retail Group – đơn vị sở hữu Big C tại Việt Nam cho biết rằng hệ thống siêu thị Big C Việt Nam sẽ chính thức đổi tên thương hiệu ‘Big C’ thành ‘GO!’ và ‘Tops Market’ do hợp đồng M&A với Casino Group.
‘Big change’ đến với ‘Big C’
Những ngày gần đây, khách hàng đi mua sắm tại Big C Âu Cơ (Q.Tân Phú, TP.HCM) bỗng chốc cảm thấy lạ lùng khi không còn nhìn thấy biển hiệu ‘Big C’ mọi hôm nữa. Thay vào đó, ở nơi mà vốn là bảng hiệu ‘Big C’ lại là một bảng hiệu hoàn toàn lạ lẫm có tên ‘Tops Market’.
Trên trang fan page chính thức của Tops market, họ giải thích rằng việc Big C đang dần thay đổi bộ máy quản lí của siêu thị là nhằm mục đích hướng tới những bước phát triển mới. Điều đặc biệt là hệ thống siêu thị này có một cách thức thông báo rất độc, lạ cho người tiêu dùng của mình. Một số siêu thị Big C trải dài khắp toàn quốc hiện đang tung ra một mini game như một lời thông báo ngầm với khách hàng về bước tiến mới của Big C.
Cụ thể, một đơn vị đặt ra vấn đề: “Theo bạn, đến năm 2021, Big C sẽ thay đổi như thế nào?”
Các câu trả lời được đưa ra bao gồm: mở rộng siêu thị về mặt bằng; thay đổi vị trí quầy và cải thiện hàng hóa; nâng cao sản phẩm, hình ảnh, bảng hiệu, tên gọi. Khách hàng tham gia trò chơi nhỏ này sẽ nhận được nhiều phần quà giá trị, ưu đãi,… Chương trình này dành riêng cho các siêu thị Big C An Phú, Big C Thảo Điền, Big C Âu Cơ.
Big C vinh dự là một trong những thương hiệu bán lẻ được người Việt Nam yêu thích và tin dùng.
Ngày 1/3/2021, 3 siêu thị Big C tại TP.HCM gồm Big C An Phú, Big C Thảo Điền và Big C Âu Cơ đã chính thức được đổi tên thành Tops Market. Chuỗi siêu thị Tops Market mới được thiết kế theo tiêu chí: thực phẩm hữu cơ tươi sống đa dạng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chú trọng đến dịch vụ khách hàng.
Dự kiến, 4 siêu thị Big C tại Hà Nội gồm The Garden, Hà Đông, Nguyễn Xiển, Lê Trọng Tấn cũng sẽ hoàn thành việc đổi tên trong quý III năm nay.
Trước đó, từ tháng 12/2020 đến đầu tháng 1/2021, 5 siêu thị Big C được đổi tên thành GO! bao gồm GO! Dĩ An; GO! Nha Trang; GO! Cần Thơ; GO! Hạ Long và GO! Vĩnh Phuc.
Không gian mua sắm tại các siêu thị ‘mới’ này được đánh giá là rất hiện đại và tiện nghi hơn với việc nâng cấp bãi để xe, ghế nghỉ và gian hàng tích hợp trong trung tâm thương mại với cam kết “giá luôn luôn thấp” (price always low).
Các siêu thị này hoạt động theo các tiêu chí: mở rộng chủng loại sản phẩm, không gian mua sắm hiện đại, mở rộng bãi đỗ xe, cải thiện khu vực nghỉ ngơi, kết hợp với các gian hàng tích hợp trong trung tâm thương mại. Hơn nữa, nhiều lĩnh vực khác cũng được nâng cấp đến tiêu chuẩn mới (như xe đẩy, xe đẩy hàng, túi xách, …).
Thương vụ M&A của Big C
Trước đó, vào tháng 4/2016, Central Group và Nguyễn Kim Group đã chính thức công bố việc chuyển nhượng hệ thống Big C Việt Nam với tổng giá trị giao dịch lên tới 920 triệu Euro (1,05 tỷ USD).
Chuỗi Big C Việt Nam cuối cùng cũng về tay Central Group của gia đình tỷ phú Thái Lan Chirathivat sau một thời gian đấu thầu thương vụ mua lại chuỗi Big C Việt Nam với nhiều công ty, tập đoàn quốc tế khác, bao gồm Lotte Group (Hàn Quốc), Central Group và TCC Holding (đều đến từ Thái Lan), và các công ty trong nước như Công ty Cổ phần Thăng Long GTC (thành viên của Hanoitourist), Saigon Co.op và Masan Group (Việt Nam).
Như vậy, sau 22 năm hoạt động ở Việt Nam như một người bạn thân thiện, quen thuộc đối với người tiêu dùng, thương hiệu Big C sẽ vĩnh viễn ra đi trên thị trường này.
Thực tế, kế hoạch đổi tên đã diễn ra sau tuyên bố mua lại gần 5 năm của đại diện Central Group. Vào thời điểm tập đoàn này hoàn tất thương vụ mua lại Big C Việt Nam từ Casino Group vào năm 2016, dù có quyền sử dụng tên này trong vòng 10 năm nhưng nhà bán lẻ Thái Lan vẫn muốn đổi tên ngay sau đó.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi thương hiệu Big C không hề đơn giản bởi Big C là thương hiệu quen thuộc và đã để lại dấu ấn sâu đậm khó phai trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Liên hệ với ASL LAW để được hướng dẫn về Mua bán và sáp nhập tại Việt Nam:
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN