đề xuất thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam bằng tiền, hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam bằng tiền, doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam bằng tiền, đề xuất thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu,

Đề xuất thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam bằng tiền

Một trong các giải pháp được đề xuất bởi Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam nhằm ứng phó sự thay đổi về thuế tối thiểu toàn cầu bắt đầu từ năm 2024 là hỗ trợ các doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam bằng tiền ngân sách.

Thuế tối thiểu toàn cầu là một chính sách thuế toàn cầu được hơn 140 quốc gia thống nhất áp dụng nhằm áp đặt mức thuế tối thiểu 15% đối với các công ty, tập đoàn lớn đa quốc gia ở các quốc gia áp dụng hệ thống thuế tối thiểu khi các công ty này thu lợi nhuận ở quốc gia có mức thuế suất thấp hơn 15%.

Được đề xuất bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) với mục đích chính nhằm tăng cường sự công bằng trong chính sách thu hút vốn đầu tư và giảm thiểu sự thiếu hụt ngân sách của các quốc gia trên thế giới, chính sách thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến được áp dụng vào năm 2023 khi được đề xuất từ 2019 và thông qua năm 2021 bởi 130 quốc gia.

Tuy nhiên, vì dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng nhiều lí do khách quan khác, việc áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đã được lùi đến năm 2024 tại phần lớn các quốc gia tham gia mà theo thống kê chiếm hơn 90% sức mạnh nền kinh tế thế giới.

Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu có hai trụ cột, nội dung chính, gồm việc cho phép đánh thuế lợi nhuận từ hàng hóa và dịch vụ của một số tập đoàn đa quốc gia có doanh thu hơn 20 tỷ EUR/năm và việc quy định mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu EUR trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất.

Thứ nhất, cho phép các quốc gia đánh thuế một phần lợi nhuận đối với các công ty, tập đoàn đa quốc gia có doanh thu hơn 20 tỷ EUR/năm (khoảng 20,7 tỷ USD/năm) và có tỉ suất lợi nhuận trước thuế/tổng doanh thu từ 10% trở lên (mức giới hạn doanh thu có thể giảm xuống còn 10 tỷ EUR/năm sau 7 năm kể từ khi chính sách Xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận BEPS có hiệu lực). Theo đó, nếu các công ty lớn tạo ra lợi nhuận vượt chuẩn biên lợi nhuận là 10% từ một quốc gia thì quốc gia đó sẽ có quyền đánh thuế ít nhất là 20% cho phần lãi vượt chuẩn đó.

Thứ hai, thống nhất quy định mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu từ 750 triệu EUR (hay 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất. Theo đó, nếu các công ty lớn được hưởng ưu đãi thuế suất dưới 15% từ Chính phủ các quốc gia (chủ yếu là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam), họ sẽ buộc phải đóng mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất tối thiểu 15% cho các quốc gia đó.

Đề xuất thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam bằng tiền

Bộ Tài chính ước tính sẽ có 112 tập đoàn nước ngoài có thể phải nộp bổ sung thuế, giúp ngân sách thu thêm 14.600 tỷ đồng trong năm 2024 – năm đầu tiên Việt Nam áp loại thuế này. Tuy nhiên, việc nộp một khoản thuế lớn như vậy có thể khiến các doanh nghiệp thiếu động lực tiếp tục đầu tư, duy trì hợp tác với Việt Nam và khối doanh nghiệp Việt đang cần gấp sự phát triển, nguồn tiền nước ngoài.

Để hạn chế tác động của thuế tối thiểu toàn cầu tới chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi các doanh nghiệp bị đánh mức thuế tối thiểu 15% theo như Trụ cột 2, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã đề xuất hai phương án thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp bằng tiền ngân sách gồm hỗ trợ trần trên tổng mức đầu tư và hỗ trợ trần trên doanh thu.

Tuy nhiên, các giải pháp này cũng có các bất lợi như việc khống chế ưu đãi trên mức trần đầu tư có thể gây tác dụng ngược khi sẽ hỗ trợ nhiều cho các công ty có vốn đầu tư lớn, nhưng hoạt động không hiệu quả, doanh thu thấp, thua lỗ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng sinh lời trên vốn đầu tư cao, nộp thuế nhiều như Samsung sẽ gặp bất lợi.

Phương án thứ hai hỗ trợ trần trên doanh thu có thể bị OECD chất vấn là hỗ trợ liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế bổ sung, tức là một phương án nhằm lẩn tránh nghĩa vụ tuân thủ chính sách thuế tối thiểu 15%. Nếu được xác định là cố ý hỗ trợ doanh nghiệp trong chính sách thuế như trên, Việt Nam sẽ có nguy cơ đối diện với các lệnh trừng phạt trong khi các doanh nghiệp vẫn sẽ phải đóng đủ số thuế tối thiểu nhưng lần này, có thể không đóng cho Việt Nam.

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn về Luật Thuế.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84366667697
    WhatsApp chat